TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 119

bác học rậm râu, ngồi trước hộc bàn, bên cạnh bếp lửa. Nhưng hình ảnh bình
dân do thời Trung đại tạo nên và về sau trở thành quen thuộc qua các thế kỷ,
mang ít vẻ thanh thản hơn: đó là hình ảnh ông già - Thời gian, có cánh và gầy
guộc, tay cầm một cái liềm. Đồng hóa hai khái niệm tuổi già và thời gian, hình
như là tất yếu, vì tuổi già là kết quả của quá trình tích lũy năm tháng. Nhưng
trong tập Tiểu luận về hình hiệu học (Essais d’iconologie), Erwin Panofsky chỉ
ra rằng mối quan hệ ấy chưa bao giờ từng có. Thời Cổ đại, thời gian được biểu
thị bằng hai loại hình ảnh. Loại thứ nhất nhấn mạnh tính thoáng qua của nó.
Chính Thời cơ (Opportunité), thời điểm đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc
đời của con người hay của nhân loại. Người ta tượng trưng thời gian bằng một
nhân vật đang chạy trốn nhanh; hay nữa trong một thế cân bằng bấp bênh báo
hiệu một sự thay đổi - như Thần tài trên bánh xe, mà từ thế kỷ XI, thời gian lẫn
làm một với Thần tài này. Loại thứ hai nhấn mạnh tính chất sinh sản dồi dào của
thời gian: đó là Aion, nguyên lý sáng tạo, một sức sinh sản vô tận. Thời gian trôi
qua nhưng trong lúc trôi qua, nó sáng tạo. Người Cổ đại nhấn mạnh tính hai
chiều (ambivalence) của thời gian. Khi nghe người ta tuyên bố ở Olimpie bản ca
ngợi thời gian “mà người ta phải học và người ta phải nhớ”, Paron, người theo
học thuyết Pythagore, phản đối: ông hỏi phải chăng chính thời gian làm người ta
quên lãng, và tuyên bố thời gian là “nhà vua của sự dốt nát”. Chúng ta đã thấy là
các nhà thơ gợi lên sức mạnh phá hoại của thời gian. Thơ ca Hy Lạp thường nói
tới “thần Thời gian với mái tóc hoa râm”. Nhưng ở thời Cổ đại, nghệ thuật tạo
hình không bao giờ thể hiện sự suy tàn hay sức phá hoại của thời gian.

Plutarque là người đầu tiên gợi lên ảnh hưởng qua lại giữa Chronos, tên gọi

thời gian bằng tiếng Hy Lạp, và tên gọi Kronos, vị thần đáng sợ nhất. Theo ông,
Kronos, người ăn ngấu nghiến những đứa con của mình, biểu thị Thời gian, và
những người theo thuyết Platon - mới (néo - platonisme) chấp nhận sự đồng hóa
này nhưng trong lúc có một lối lý giải lạc quan về thời gian. Theo họ, Kronos,
tức là cái Chúng ta (le Nous) là tư duy vũ trụ, là “cha đẻ của mọi sự vật”, là “ông
già xây dựng khôn ngoan”. Kronos bao giờ cũng được thể hiện cầm ở tay một
chiếc liềm: thời kỳ ấy, liềm được coi là một nông cụ, biểu tượng của sự phì
nhiêu.

Ở thời Trung đại, hình ảnh này có phần dao động. Người ta cho thời gian là

một nguyên nhân suy tàn. Trong thế giới vĩ mô, cũng như thế giới vi mô, con
người, trải qua sáu lớp tuổi, theo gương những ngày trong tuần

[68]

. Ngày cuối

cùng, mà người ta cho là ngày tận thế, là ngày của sự suy tàn. Chúng ta bắt gặp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.