giải thoát mình. Thời gian đưa thế giới tới sự suy sụp, và chẳng bao lâu tới sự
cáo chung.
Trong bối cảnh ấy, chúng ta hiểu vì sao hình ảnh về thời gian biến đổi do ảnh
hưởng của các nhà chiêm tinh học. Người ta quy cái tên gọi Kronos trong tiếng
La Mã, tức là Sao thổ (Saturne) cho hành tinh xa nhất, chậm nhất; người ta cho
là nó lạnh và khô: nó được gắn liền với nghèo khó, già nua và chết chóc. Trong
các công trình chiêm tinh học, nó thường được tượng trưng bởi một ông già rầu
rĩ, đau đớn, tay cầm một cái liềm, hay một cái xẻng, một cán cuốc, một cây gậy
và chống một cây nạng, dấu hiệu của sự suy tàn. Ông già có một chân gỗ, hay bị
thiến hoạn. (Nhắc lại truyện huyền thoại ông bị thần Zeus thiến hoạn). Tranh,
tượng thời Trung đại phát triển đề tài người đàn ông bị thiến và đứa trẻ bị cắn
xé. Vì sao Thổ là hành tinh độc ác nhất, nên mọi hình ảnh về ngôi sao này đều
ghê tởm. Mặt khác, từ thế kỷ XI, thần Chết được tượng trưng với một chiếc hái
cầm tay. Thời gian, với tư cách tấn công cuộc sống, tựa như cái chết. Và Kronos
được đồng hóa với Chronos. Vì vậy, họa sĩ minh họa Pétrarque - người cho thời
gian là phá hoại - mượn hình ảnh sao Thổ là điều tự nhiên: ông ta có cánh, tay
cầm một chiếc đồng hồ cát và dáng dấp lụ khụ. Từ đó về sau, hình ảnh này
chiếm ưu thế. Trong những “thắng lợi của cái chết” xuất hiện rất nhiều ở thế kỷ
XV, thần Chết là một bộ xương tay cầm một chiếc hái và một chiếc đồng hồ cát.
Thời gian cũng mang một chiếc hái không còn tượng trưng cho sự phì nhiêu
nữa: chiếc hái này cắt đứt các cuộc đời giống như thần Mệnh (Parque) cắt đứt
sợi dây ngày tháng.
***
Vào cuối thời Trung đại, cuộc sống vẫn bấp bênh, tuổi thọ khan hiếm. Chết
năm 1380, lúc 42 tuổi, Charles V được mệnh danh là một ông già khôn ngoan.
Tuy nhiên, xã hội chuyển biến. Từ thế kỷ XIII và nhất là vào thế kỷ XIV, người
ta chứng kiến một sự Phục hưng của đời sống đô thị. Hoạt động kiếm lợi không
còn bị Giáo hội lên án nghiêm khắc như trước; thậm chí, cuối cùng, được hợp
thức hóa và chủ nghĩa trọng thương được tôn vinh. Ở Venise, ở Pise, chính bản
thân các nhà quý tộc hoạt động thương trường. Ở những nơi khác, nói chung,
giới quý tộc vẫn đứng ngoài thế giới kinh doanh: buôn bán, tức là suy thoái.
Nhưng giai cấp tư sản ngày một thịnh vượng. Và các thương nhân, các chủ ngân
hàng lớn được ban chức tước nhờ mua đất và các vụ hôn nhân: một giai cấp quý
tộc mới hình thành. Vì vậy, người ta thấy phát triển một tầng lớp quý tộc patrixi