TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 123

không hề thể hiện. Qua những tranh ảnh gợi lên cuộc đời Giêxu, tuổi thơ, tuổi
thiếu niên và nhất là tuổi tráng niên của Chúa đều được thánh hóa. Riêng tuổi
già không được đề cập tới.

Mặt khác, một nền văn học ngoại đạo phát triển trong các triều đình quý tộc

và giới quý tộc patrixi đô thị. Mang tính chất trào phúng và hiện thực chủ nghĩa,
nó chế giễu toàn thể xã hội: phụ nữ và các ông chồng, tu sĩ, nhà buôn, người
bình dân. Nó chỉ dành ít chỗ cho người già. Nhưng - cũng như Plaute đã làm
ngày trước - Boccace ở Italia, Chaucer ở Anh chế giễu những ông già giàu có lợi
dụng của cải để chiếm đoạt phụ nữ đẹp.

Trong truyện ngắn hoang tưởng của Boccace

[70]

, một viên quan tòa ở Pida

(một thành phố Italia), rất già, kết hôn với Bartolomea trẻ đẹp. Đêm tân hôn, ông
ta vất vả lắm mới làm tròn bổn phận ông chồng. Sáng hôm sau, ông ta kiệt sức
tới mức bịa ra một cách để thoái thác: hàng ngày, ông ta chỉ tay vào tờ lịch bảo
vợ hôm nay là ngày lễ một vị đại thánh và để tỏ lòng tôn trọng thánh, phải kiêng
mọi quan hệ xác thịt. Cùng lắm, mỗi tháng ông ta mới gần vợ được một lần. Một
hôm, hai vợ chồng đi chơi thuyền và bà vợ bị một tay cướp biển bắt cóc; hàng
ngày, hắn tỏ rõ ngọn lửa tình của mình, không một chút quan tâm tới lịch. Ông
chồng tìm gặp lại vợ: cô nàng không chịu quay về. Ông ta chết và bị cả thành
phố chế giễu.

Trong Truyện ngắn hoang tưởng Canterbury, Chaucer kể lại những điều rủi ro

của một ông già nhà buôn, là Janvier (tháng Giêng), nhờ giàu có lấy được cô
Mai (tháng Năm) xinh đẹp, tuổi 20. Đêm tân hôn, ông ta nuốt những viên thuốc
dẻo ngọt (électuaire), khiến ông hành lạc cuồng nhiệt suốt đêm.

Ít lâu sau, cô vợ phản bội ông ta, trong những hoàn cảnh khôi hài, với một anh

đầy tớ trẻ, đẹp. Như tôi đã nói ở phần trên, tình dục của người già làm người ta
phát chán, dù có làm gì đi nữa. Boccace chế giễu tình cảnh bất lực của ông ta;
trong tác phẩm của Chaucer, thì ông già làm cho mình cường tráng một cách giả
tạo; nhưng do vẻ xấu xí và những trò kỳ cục của mình, ông ta biến tình yêu nhục
dục thành một cái trò ghê tởm.

Bên cạnh chủ nghĩa bi quan hiện thực chủ nghĩa này, hình như ở thời Trung

đại, có một thứ chủ nghĩa bi quan duy tâm chủ nghĩa. Tôi tìm thấy một dấu hiệu
của nó trong vị trí quan trọng của gương mặt Bélisaire ở thế kỷ XIV và XV;
gương mặt này về sau trở nên hết sức quen thuộc

[71]

. Sau một cuộc đời lừng lẫy,

chinh phục xứ Italia của người Gôth và khước từ ngôi hoàng đế Tây La Mã, vị
tướng tài từng cứu thoát Bizance bị thất sủng: năm 562, ông bị dính líu vào một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.