TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 125

khác, lúc ấy huyền thoại có cội rễ vững chắc trong hiện thực: người ta không
biết xử lý hiện tượng đục thủy tinh thể và nhiều người già bị mù thật sự.

Ở Pháp thế kỷ XV, chủ nghĩa bi quan của những thế kỷ trước vẫn tiếp diễn.

Người ta vẫn còn nghĩ là thế giới đang vào lúc suy đồi. Gerson so sánh nó với
một ông già hoang tưởng làm mồi cho mọi thứ ngông cuồng và ảo ảnh. Eustache
Deschamps cho nó như một ông già rơi trở lại vào tuổi thơ.

Tư tưởng chết chóc hiện diện hơn bao giờ hết: những buổi “khiêu vũ chết

chóc” ngày một nhiều và khủng khiếp. Người ta vẽ xác chết với tất cả vẻ gớm
guốc. Các nhà thuyết giáo đối lập chúng với vẻ duyên dáng giả dối của tuổi trẻ.
Con người là một người chết chờ ngày tận số, và vẻ đẹp chỉ là một thứ bề ngoài.
Odin de Cluny miêu tả, với một sự mãnh liệt ít khi thành công, sự ô nhục ẩn
giấu trong cơ thể chúng ta: ông gọi cơ thể này là “một túi phân”. Những người
khác thì nhắc lại rằng cơ thể con người phải trải qua một sự suy tàn mà họ miêu
tả sự khốn khổ với một thái độ không thương tiếc. Người già không được coi là
người khác (l’autre), mà chính là người đó (le même): nhưng người ta chỉ miêu
tả họ từ bề ngoài, với mục đích duy nhất phủ nhận tuổi trẻ và sắc đẹp. Các nhà
thơ thích thú lấy lại những lời sáo rỗng ấy. Deschamps chỉ cho tuổi già là tai họa
và là đề tài về sự kinh tởm, sự suy tàn của tâm hồn và thể xác, cái lố bịch, cái
xấu xí: ông cho là phụ nữ già bắt đầu lúc tuổi 30, đàn ông từ 50; đến tuổi 60, tất
cả mọi người chỉ còn có chết. Olivier de La Marche tiên đoán với những lời ảm
đạm ngày mai của một nhan sắc trẻ trung.

Phụ nữ cao tuổi tiếp tục là một đối tượng ngán ngẩm và đáng chế giễu. Trên

ngọn tháp trước nhà thờ lớn ở Baille, người ta thấy khắc một tấm bia vào thời kỳ
ấy về Isabelle de Douvres trong đó tác giả lấy làm tiếc người ta đã chỉ chôn một
bà già chứ không phải một trăm.

Trái lại, nhà thơ Villon tỏ vẻ bất bình trước những sự tàn phá của tuổi già đối

với hình hài phái đẹp. Trong tập Di chúc (Testament), ông kinh hãi khi phải hình
dung hình hài ấy phân hủy trong lòng đất; ông những mong thấy nó “lên thẳng
chốn thiên đường”.

Trong lúc phần lớn nhà văn không hề chịu khó quan sát người già khi nói về

họ, thì bức tranh của Villon hết sức chính xác, là một chân dung cụ thể, tuy khác
thường, nhưng không phải là một phóng dụ, vì liên quan tới tất cả chúng ta: toàn
bộ thân phận con người được đặt ra qua hình ảnh người đàn bà già xấu số ấy.
Tuổi già không phải là để dành cho những người khác, nó rình rập chúng ta cũng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.