TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 131

Ăn tối xong, chuyện trò với con trai, răn dạy nó điều hơn lẽ thiệt. Lối sinh hoạt
mực thước ấy là tấm gương cho cả nhà... Nhưng từ khi si mê cô gái kia, là bỏ
bẵng công việc, không dòm ngó đất đai, buôn bán thua lỗ; luôn luôn kêu ca mà
không hiểu vì sao... Nói chuyện với ông ta, ông ta không buồn trả lời hay trả lời
chẳng đâu vào đâu”.

Một khúc nhạc còn cất lên trong vở kịch: “Tình yêu trong một trái tim trẻ

duyên dáng bao nhiêu thì cũng đáng chán ngán bấy nhiêu ở một con người năm
tháng đã tàn tạ... Vì vậy, hỡi những ông già si mê, tốt nhất là hãy để chuyện tán
tỉnh, yêu đương cho lớp trẻ nồng nhiệt”.

Kịch của Ruzzante theo một cảm hứng độc đáo hơn nhiều: đó là kịch chiến

đấu. Chúng ta không biết nhiều về Angelo Beolco đóng vai Ruzzante trong các
vở của ông và quen thuộc với tên gọi ấy. Là con ngoài giá thú của một người
thầy thuốc ở Padoue, được nuôi dạy trong gia đình ông bố, về sau là bạn và là
người thuộc quyền bảo hộ của nhà quý tộc patrixi giàu có là Cornaro, ông lên
tiếng bênh vực mạnh mẽ nông dân, người nghèo, người bị áp bức trong vở
Orazioni. Mối cảm tình ấy được biểu lộ trong toàn bộ sáng tác phẩm của ông.
Ông không đưa lên sân khấu những chiếc mặt nạ rập khuôn: ngay cả nhân vật
Ruzzante cũng rất đa dạng. Vở Thú vui đồng quê (La Pastorale) thì khá ước lệ.
Milesio, ông già chăn cừu, say mê một cô gái đẹp. Bị khước từ, ông ta trở nên
lẩn thẩn, không còn biết gì nữa, tới mức người ta ngỡ là một người chết: “Ôi! kẻ
si tình khốn khổ, người đi tận chốn nào? Ôi! Cái lớp tuổi phi lý, ngươi bị dẫn dắt
tới đâu thế này!”

Nhưng nói chung Ruzzante dựa vào tập tục và ngôn ngữ những người đương

thời, đặc biệt là nông dân. Bản thân còn trẻ, ông công kích người già chừng nào
của cải còn cho phép họ ức hiếp người nghèo khổ. Trong La Vachère, phỏng
theo L’Asmaire, ông già Placidio không làm hại một ai, nên được mô tả với thái
độ ít nhiều độ lượng: ông ta giống Déménète, nhưng có những tính tốt, yêu đứa
con trai, và khi bị đàn bà lừa gạt, thì được bà vợ tha thứ. Trái lại, nhân vật trong
L’Aconitaire, một ông già tám mươi người Venise trở nên giàu có thì bị chê bai
không tiếc lời

[74]

. Vô liêm sỉ, trụy lạc, lố bịch, lão là một kẻ biển lận nhưng lại

càng tà dâm hơn vì sẵn sàng bỏ vàng ra mua Doralia, cô gái lẳng lơ. Lão huyênh
hoang tới mức ngỡ mình được yêu. Lão bị tay người hầu phỉnh phờ.

Trong vở Cuộc đối thoại dân dã thứ hai (Deuxième dialogue rustique),

Ruzzante đưa bức hoạt kê ông già si mê đi xa hơn nhiều: không một tác giả nào
miêu tả ông già này với một ngòi bút hiện thực chủ nghĩa gớm ghiếc đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.