TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 135

người già, ông nêu lên bằng chứng của chính bản thân mình, ông quá tuổi 35
chút ít khi hình dung lại quãng đời 30 năm qua, ông viết: “Về phần mình, tôi tin
chắc từ tuổi ấy, cả tinh thần lẫn cơ thể tôi giảm bớt chứ không tăng thêm, và thụt
lùi chứ không tiến triển. Có thể đối với những ai sử dụng tốt thời gian thì trí tuệ
và kinh nghiệm tăng lên theo cuộc sống; nhưng cái hoạt bát, lanh lẹn, rắn rỏi và
những bộ phận khác thực sự là của ta, quan trọng hơn và chủ yếu hơn thì suy
tàn”.

Ông còn nói:
“Từ ấy, tôi già đi một quãng thời gian dài, nhưng chắc hắn không khôn ngoan

thêm lên, dù chỉ một đốt lóng tay. Tôi vào lúc ấy và tôi vào giờ này, quả là hai;
nhưng cái nào tốt hơn? Tôi không thể nói gì hết. Người ta dễ dàng làm người già
nếu chỉ bước tới cái tốt đẹp hơn. Nó là một động tác của gã say rượu, lảo đảo, dị
hình, hay là những chiếc que nhấc (jonchet) mà không khí điều khiển một cách
ngẫu nhiên theo nó”.

Trong cuốn thứ ba, viết về sau, Montaigne tiếp tục ưa thích thời trai trẻ của

mình hơn là một lứa tuổi mà ông đã coi như là tuổi già: “... Tôi sẽ hổ thẹn và là
kẻ đố kỵ nếu cho rằng nỗi khổ và bất hạnh trong cảnh lụ khụ đáng ưa thích hơn
những năm tháng tốt tươi, lành mạnh, tỉnh táo và cường tráng của mình, và nếu
người ta đánh giá tôi không phải ở chỗ tôi đã từng trải qua, mà là ở chỗ tôi
không còn tồn tại nữa... Cũng giống như vậy, trí tuệ tôi có thể như nhau ở cả hai
thời điểm ấy; nhưng trước kia, nó có nhiều thành tích hơn, tươi trẻ, xanh tốt,
ngây thơ hơn hiện nay...”.

Tôi ca ngợi Montaigne đã vượt qua những cái sáo mòn truyền thống và ra

chiều êm dịu, không chịu công nhận bất kỳ một sự xuyên tạc nào là một bước
tiến bộ và cho sự tích lũy đơn thuần năm tháng là một quá trình làm cuộc sống
thêm phong phú. Nhưng trong trường hợp của ông, có một nghịch lý kỳ cục tuy
ông không nhận ra nhưng lại lồ lộ trước mắt bạn đọc: tác giả càng cao tuổi thì
tập Tiểu luận (Essais) càng trở nên một cuốn sách phong phú, thân mật, độc đáo
và sâu sắc. Những trang sách chua xót viết về tuổi già với một phong cách tuyệt
diệu, chắc hẳn ông không thể sáng tác ở lớp tuổi 30. Chính lúc cảm thấy giảm
sút, là lúc ông vĩ đại nhất. Nhưng chắc hẳn ông không đạt tới độ vĩ đại ấy nếu
không tự nghiêm khắc đối với bản thân mình. Mọi thái độ thỏa mãn sẽ làm cho
công trình trở nên nhạt nhẽo: Montaigne trong lúc già đi đã biết tránh khỏi cảnh
già lão. Sở dĩ ông tiến bước, là vì thái độ của Montaigne đối với thế giới và đối

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.