TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 136

với bản thân mình ngày càng mang tính chất phê phán: và độc giả rơi vào tình
trạng khó xử là phải chấp nhận thái độ phê phán trong lúc nhận thấy sự tiến bộ.

Tranh, tượng thời Phục hưng của chúng ta biết rất mơ hồ về quan niệm của

thời kỳ này đối với tuổi già. Cũng như ở thời Trung đại, có những tranh ảnh thể
hiện quan điểm của người bình dân. Nhưng cũng có một nền hội họa bác học với
quan điểm cá nhân của người nghệ sĩ: họ chịu ảnh hưởng của thời đại tới mức
nào?

Trên tranh ảnh dân gian, việc so sánh các lứa tuổi với các thời điểm trong năm

đã trở thành sáo mòn. Một cuốn lịch đương thời minh họa các tháng bằng những
cảnh sinh hoạt gia đình. Tháng mười một, ông bố trở nên già yếu. Tháng chạp,
ông hấp hối. Những tranh, tượng khác gợi lên các “độ tuổi” theo một cách thức
được kéo dài cho tới tận thế kỷ XIX: cuộc đời được diễn tả theo một thang bậc
đi lên, tiếp theo là một thang bậc tụt xuống. Nó được thể hiện bằng hai cầu thang
dẫn tới một tầng nghỉ. Trên tầng nghỉ này là một người đàn ông, hay một cặp vợ
chồng, tuổi 50; bên trái, từ mặt đất, nơi để một chiếc nôi, vươn lên đứa trẻ, cậu
thiếu niên, chàng thanh niên, người tráng niên; bên phải, bước xuống từng bậc
một là những người tuổi 60, 70, 80, 90; ông già một trăm tuổi dính chặt vào
giường nằm nghỉ ở chân cầu thang, ngang hàng với đứa bé sơ sinh. Các nhân vật
ăn mặc theo thời trang. Phía dưới cầu thang là thần Chết cầm một chiếc hái
trong tay. Điều đáng chú ý trong cảnh miêu tả cuộc sống này, là rất hiếm những
người chết vào tuổi 100, và ngày xưa lại càng hiếm. Trên thực tế, vấn đề trên
những tranh ảnh này, không phải là miêu tả cuộc sống con người như thể nó diễn
ra trong hiện thực ngẫu nhiên, mà là xác định một thứ nguyên mẫu của hiện thực
ấy. Hiện tượng bi quan ở đây mang cội nguồn Cơ đốc giáo: phải chịu đựng một
quá trình suy sụp, con người, kể cả ở thời hưng thịnh nhất, trước hết phải lo
chuyện chuộc tội

[76]

.

Chủ đề các lớp tuổi của cuộc đời là một nguồn cảm hứng của các họa sĩ. Họ

thường diễn tả các lớp tuổi ấy qua một bộ ba: một thanh niên, một người tráng
niên, một ông già. Tình hình là như vậy trong tác phẩm Hòa nhạc (Concert) của
Titien trong đó một người cao tuổi có bộ râu cằm, có cái đầu hói nhưng hình như
vẫn trẻ trung

[77]

.

Một chủ đề quen thuộc khác là chủ đề Giếng nước Trường sinh. Ở thế kỷ XV,

đó là chủ đề của nhiều tranh: trên một bức, người ta thấy những người đàn bà
già lặn xuống một bể bơi, và khi ra khỏi mặt nước, trẻ đẹp ra, ngả vào vòng tay
những chàng trai xinh đẹp. Ở thế kỷ XVI, huyền thoại này vẫn sôi động tới năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.