TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 138

nhan đề Nhà vua và Hoàng hậu ở Tunis; người đàn ông không đẹp nhưng ít
khiến người ta chú ý, còn người đàn bà thì là “bộ đôi” của Bà công tước xấu xí.

Trong hai bức tranh tuyệt tác của Franz Hals lúc ông đã rất cao tuổi, là bức

Những vị Nhiếp chính, và nhất là bức Những bà Nhiếp chính, ông không theo
một lối sáo mòn nào, không tán dương mà cũng không chế giễu tuổi già: ông tìm
cách nắm bắt sự thật về những gương mặt mình thể hiện. Đó cũng là trường hợp
của Vinci, của Rembrandt mà các tác phẩm dành một vị trí quan trọng cho người
già. Vinci đưa việc nghiên cứu các đường nét của họ tới mức hoạt kê: ông làm
như vậy đối với mọi lứa tuổi. Nhưng một vài nhân vật của ông được vẽ với
những đường nét rất đẹp. Lúc tuổi mới ba mươi, Rembrandt đã vẽ người già:
một trong những bức tranh cuối cùng của ông là bức Homère mù lòa, một tuyệt
phẩm. Ông không quan tâm làm theo thời đại: ông tìm cách thể hiện nhãn quan
của riêng mình.

Trong chừng mực xa rời cách thể hiện dân dã để trở thành một tập hợp những

công trình sáng tạo cá nhân, tranh, tượng mất đi một phần quan trọng giá trị
chứng nhân của mình; về phương diện này, ý nghĩa của chúng giảm sút trong lúc
ý nghĩa của văn học tăng lên. Tôi sẽ không còn cơ hội để trở lại vấn đề này.

***

Từ thời Ai Cập cổ đại đến thời Phục hưng, chúng ta thấy chủ đề tuổi già hầu

như bao giờ cũng được xử lý một cách rập khuôn: những sự so sánh giống nhau,
những tính từ như nhau. Tuổi già là mùa đông của cuộc đời. Râu, tóc bạc trắng
gợi lên giá tuyết: đối lập với cái lạnh lẽo của màu trắng là màu đỏ - ngọn lửa,
nhiệt tình - và màu xanh, màu của cỏ cây, của mùa xuân, của tuổi trẻ. Những lối
sáo mòn cứ tiếp diễn, có phần vì người già phải chịu một số phận sinh học bất di
bất dịch. Nhưng cũng vì không phải là tác nhân của Lịch sử, người già không có
gì để được chú ý, người ta không bỏ công nghiên cứu người già trong chân lý về
họ. Thậm chí có khẩu hiệu không nói tới người già. Dù tán dương hay chế giễu,
văn học vẫn thể hiện người già theo những lối sáo mòn, che giấu họ, chứ không
phải phát hiện họ. Người già bị so sánh với tuổi trẻ và tuổi trưởng thành như một
thứ vật dùng làm nổi bật thứ khác: họ không phải là chính bản thân con người
mà là giới hạn của nó; họ ở ngoài lề cuộc sống con người; người ta không thừa
nhận họ, không tự nhận biết mình trong con người họ

[79]

.

Vào đầu thế kỷ XVII, có một biệt lệ nổi bật: sáng tác Vua Lear, Shakespeare

tìm cách tượng trưng con người và số phận con người qua một ông già. Vì sao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.