TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 142

Về sau, các giáo hoàng và các thành viên trong Đoàn giáo chủ hồng y (Sacré
College) đều hầu như bao giờ cũng rất già.

Thế kỷ XVII ở Pháp người già sống rất khó khăn. Xã hội thì chuyên quyền,

độc đoán. Những người ở tuổi trưởng thành quản lý xã hội không dành chỗ cho
những người không thuộc cùng một lớp tuổi với họ: người già và trẻ em. Tuổi
thọ trung bình là từ 20 đến 25. Một nửa số trẻ em chết trước khi lên một; phần
lớn người lớn ở độ tuổi từ 30 đến 40. Người ta suy sụt rất nhanh; vì lao động
nặng nhọc, thiếu dinh dưỡng và vệ sinh kém. Nữ nông dân 30 tuổi là những bà
già nhăn nheo, lụ khụ. Thậm chí, vua chúa, quý tộc, tư sản cũng chết ở tuổi từ
48 đến 56. Người ta tham gia sinh hoạt công cộng lúc 17-18 tuổi; coi những
người có tuổi 40 là những ông lão. Người đương thời gạt bỏ cái ý nghĩ cho rằng
bà de La Fayette có thể chăn gối với La Rochefoucault vì bà đã 36 tuổi, và ông,
50

[83]

. Ở tuổi 50, người ta không còn có chỗ đứng trong xã hội. Đi du lịch, đổi

chỗ từ thành phố này sang thành phố khác, chơi thể thao... là chuyện quá mệt
mỏi. Người năm mươi tuổi rút lui về với ruộng đất của mình hay tu hành. Người
ta tôn trọng người giàu có, ông điền chủ, vị thủ lĩnh, người có chức tước, chứ
không tôn trọng tuổi tác đơn thuần. Trí nhớ và kinh nghiệm có thể tạo nên giá trị
cho một vài cá nhân có tuổi. La Bruyère viết: “Một ông già từng sống trong triều
đình, có quan điểm đúng đắn và một trí nhớ trung thành là một kho báu vô giá”.
Nhưng tự thân tuổi già không khêu gợi một sự trọng vọng nào.

Đối với nông dân và thợ thủ công, chế độ nuôi dưỡng gia đình vẫn tồn tại.

Giáo hội cứu trợ những người nghèo khổ. Nhưng sự trợ giúp không đầy đủ, vì
cuộc sống quá khó khăn: nạn đói kém, nạn chúa đất bóc lột nông dân, các ông
chủ lớn bóc lột công nhân.

Đời sống của trẻ em cũng như của người già hết sức khó khăn. Thời Phục

hưng, người ta quan tâm tới trẻ em, tìm cách đề phòng cho chúng khỏi sự tha
hóa của thế giới người lớn. Nhưng vì cuộc sống quá khó khăn, không thể chăm
sóc chúng nhiều được. Ở thế kỷ XVII, trẻ em được tách khỏi xã hội và được
nuôi dạy một cách nghiêm khắc. Cho tới tuổi 20, người ta đánh đòn các thị đồng
(page) và học sinh mà không phân biệt giai cấp: người ta nhất loạt đưa toàn bộ
lớp tuổi thơ vào hàng ngũ những tầng lớp thấp nhất trong dân chúng. Văn học
không biết đến lớp tuổi này. La Fontaine nhận xét: “Lớp tuổi này không có tình
thương”. La Bruyère miêu tả trẻ em như những con yêu quái nhỏ và kết luận:
“Chúng hoàn toàn không muốn chịu đau khổ nhưng thích làm người ta đau
khổ”. Thậm chí Bossuet nói: “Tuổi thơ là cuộc đời một con vật”. Không một tác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.