TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 143

giả nào khác nói tới chúng. Lớn lên, chúng tiếp tục phải chịu quyền uy của ông
bố: ở thời Trung đại, chúng thoát khỏi quyền uy ấy vào tuổi 14. Ở thế kỷ XVI và
XVII, tuổi trưởng thành được ấn định là 21. Từ 1557, người con trai phải được
bố đồng ý khi kết hôn, còn trước đó, cậu ta được tự mình định đoạt lấy. Ở thế kỷ
XVII, cha có thể truất quyền thừa kế của con cho một người khác, điều không
được phép cho tới lúc bấy giờ.

Đầu thế kỷ XVII, truyền thống khinh ghét phụ nữ vẫn gợi lên những lời thóa

mạ chống đàn bà già. Chúng đặc biệt dữ dội ở Quevedo, nhà thơ và nhà tiểu
thuyết Tây Ban Nha. Tác giả quý tộc và theo đạo Thiên Chúa này miêu tả toàn
thể loài người với những nét lố bịch

[84]

. Tất cả nhân vật của ông đều là những

con rối vô tri vô giác, đôi khi quái gở. Quevodo thích thú mô tả tình trạng thoái
hóa của cơ thể họ, khiến họ ở dưới cả loài vật. Ông đặc biệt công kích phụ nữ.
Ông coi các cô gái là “những con quỷ ngọt ngào”; và thậm chí nếu họ đẹp, ông
cũng không kiêng nể: đối với ông, tự thân nữ tính là đáng ghê tởm. Ông so sánh
những người phụ nữ xấu với cái chết. Và đặc biệt phụ nữ già ám ảnh ông. Và
một chủ đề thường trở đi trở lại ở Quevedo là người đàn bà già khăng khăng cho
là mình còn trẻ trung, bất chấp mọi sự thật hiển nhiên. Ông đặc biệt công kích
những mụ phù thủy, những bà quản gia và nhất là các bà vú già - hiện thân của
chính bản chất sự già nua - “Mũi thì nói chuyện với cằm và sát tận cằm tới mức
cùng nhau tạo thành những cái móng vuốt”. Sinh ra để bảo vệ các cô gái, nhưng
các bà già lại làm họ hư hỏng. Trong hơn hai thế kỷ sau nhà văn này, văn học
Tây Ban Nha tiếp tục khai thác chủ đề bà vú già - mối lái (duègne -
entremetteuse).

Ở Pháp, vào đầu thế kỷ XX, ngoài lề chủ nghĩa kinh điển, có một bộ phận văn

học khai thác cái kỳ cục, cái nực cười và thích thú gợi lên cái xấu xí. Rất đáng
chú ý là Saint - Amant cho người phụ nữ già là “một hình ảnh sống động của cái
chết”; thích thú chồng chất sức nặng của năm tháng lên đôi vai họ. Nhiều tác giả
khác cũng vẽ lên hình hài xấu xí của các bà già. Duy chỉ một nhà thơ bênh vực
tuổi già của phụ nữ là: Maynard. Cũng có khi ông gợi lên thoáng qua một bà già
xấu xí phả ra từ “cửa miệng không răng một mùi hôi thối làm cho những con
mèo cũng phải hắt hơi”

[85]

. Nhưng ông là tác giả một tập thơ đẹp, tập Thơ ca

ngợi một người đàn bà đẹp, trong đó ông tán dương những nét duyên dáng của
tuổi già. Ông cam đoan với người yêu là bà vẫn thân thiết đối với mình với mái
tóc hoa râm cũng giống như trước kia với mái tóc vàng óng ánh:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.