Quả là Arnolphe 43 tuổi. Nhưng trong Vụ hôn nhân cưỡng ép, Sganarelle - kẻ
đòi hỏi một cách nực cười tình yêu của một cô gái và bị trừng phạt - ở tuổi 53.
Géronte, trong Những thói xảo quyệt, là một người rất già. Harpagon tuổi trên
60. Còn khả ố hơn nhân vật trong L’Aululaire, lão không phải chỉ say mê túi
tiền, mà còn là một ông bố độc đoán và một người tình lố bịch. Mối xung đột
cha - con mà Molière đưa lên sâu khấu có phù hợp với hiện thực không? Vì đây
là một hiện tượng bắt chước hơn là sáng tạo, nên về vấn đề này, không thể tìm
thấy trong tác phẩm của ông một bằng chứng về tập tục đương thời.
***
Muốn tìm cách chống lại cảnh nghèo khổ khủng khiếp tàn phá nước Anh, vào
năm 1603, lúc cuối triều đại của mình, Élizabeth ban hành đạo “luật người
nghèo”: chính phủ chịu trách nhiệm về những người bần cùng, qua vai trò trung
gian của các giáo khu. Người ta đánh thuế nhân dân để có những số tiền cần
thiết. Những người được coi là có khả năng lao động bị bóc lột trong các work-
houses (trại tế bần)
; còn trẻ em thì người ta cho nông dân hay thợ thủ công
thuê. Lao động trong work-houses cực kỳ nặng nhọc. Và các giáo khu chỉ cứu
trợ những người bần cùng trong cộng đồng; chứ không quan tâm tới những
người mới tới, và càng ít hơn đối với những người lang thang cực kỳ đông đảo
lúc bấy giờ.
Trong bốn chục năm đầu thế kỷ XVII, nhiều tổ chức từ thiện tìm cách bổ
khuyết tình hình khó khăn này, thành lập bệnh viện, nhà cứu tế. Tôn giáo
khuyên người ta tôn trọng người nghèo và yêu cầu người giàu bố thí. Nhưng các
tín đồ Thanh giáo lên nắm quyền gây nên về phương diện này một cuộc cách
mạng về tư tưởng. Họ là những người tiểu chủ, thợ thủ công và nhất là nhà
buôn. Những người này đã từng đấu tranh chống những độc quyền nhà vua ban
phát và bóp nghẹt họ: họ đòi hỏi tự do thương mại và cho rằng chỉ có nền Cộng
hòa mới có thể đem lại quyền tự do ấy. Trong lúc ở Pháp với một chế độ quan
liêu hữu hiệu, biết liên kết giai cấp tư sản với chính phủ mà chính phủ không bị
lung lay, thì ở Anh, nơi bộ máy cai trị sút kém, một cuộc xung đột xảy ra giữa
giai cấp tư sản bị ức hiếp và vương quyền: rốt cuộc, vương quyền bị đánh bại.
Các tầng lớp trung lưu tự nguyện phục hưng nền kinh tế, trong lúc về phương
diện này, nước Anh kém xa Hà Lan. Thanh giáo (puritanisme) cố gắng làm cho
đạo Cơ đốc thích ứng với một xã hội công nghiệp và thương mại với sự thống trị
của tinh thần cạnh tranh. Nó nhấn mạnh châm ngôn: “Không lao động thì không