TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 149

ăn”. Tất cả các nhà thuyết giáo đều nhấn mạnh nghĩa vụ lao động, vì các nhà tư
sản cho rằng chính sự lười nhác và nạn say rượu kìm hãm tiến bộ. Élizabeth
Jocelyne viết năm 1632: “Không có thân phận nào tồi tệ hơn thân phận kẻ lười
biếng. Thượng đế coi đó là một kẻ ăn bám vô ích, không thể phục vụ Người; và
tình trạng cực kỳ nghèo đói của hắn khiến hắn bị mọi người lên án”. Đạo đức
tôn giáo và những đạo lý cao đẹp nhất là ở chỗ thành công trong công việc. Cách
cầu nguyện tốt nhất, là lao động: lao động là một thứ thánh lễ và lợi nhuận là
dấu hiệu của một niềm ưu ái của Chúa. Người ta lên án người nghèo đói là lười
biếng và không biết phòng xa; không khuyến khích những thói tật ấy. Nạn hành
khất bị lên án là phi - đạo lý. Thay vì bố thí, người ta cho vay lãi.

Những người già nghèo đói bị chết. Trái lại, trong giai cấp tư sản, tuổi già

được tôn vinh. Chúng ta đã biết là ở thời Trung đại, gia đình với tư cách là gia
đình không được lý tưởng hóa: nó được lý tưởng hóa trong các tầng lớp trung
lưu trong đó có các tín đồ Thanh giáo. Người già là biểu tượng và hiện thân của
gia đình và được tôn trọng. Ở thế kỷ XVI, cha mẹ đã đòi hỏi con cái phải tuyệt
đối vâng lời; việc kết hôn của con cái bị áp đặt; có khi người ta bắt một chú bé
lên 5 kết hôn với một cô bé lên 3. Trên sân khấu thời Élizabeth, người ta thấy
thanh niên đấu tranh cho tự do hôn nhân. Đối với những người Thanh giáo
đương thời, nguyên tắc quyền lực được khẳng định rõ ràng và nghiêm ngặt hơn
bao giờ hết. Năm 1606, quy ước của Giáo hội Anh áp dụng quan niệm của
Bodin, một người Pháp vừa được dịch công trình: cha phải có quyền sống,
quyền chết đối với con cái. Những người Thanh giáo khẳng định: vua phải là
cha của thần dân, và chủ gia đình phải có quyền tối cao đối với gia đình. Có
nhiều bài thuyết giáo về cách quản lý gia đình và quyền lực phải công nhận đối
với người cao tuổi. Vì được giải thoát khỏi những niềm đam mê - hay chí ít
người ta cũng cho là như thế - nên có thể nói người cao tuổi thực hiện một cách
tự nhiên, chủ nghĩa khổ hạnh mà tín đồ Thanh giáo muốn người ta phải tuân thủ
trong cuộc sống: họ là một tấm gương cần noi theo. Và vì mọi thành tựu là dấu
hiệu của một sự ban phúc của Thượng đế, nên tuổi thọ được coi là một minh
chứng của đạo đức. Vì tất cả những lý do ấy, tín đồ Thanh giáo tôn trọng người
già. Khi lên nắm quyền, họ tìm cách áp đặt đạo lý của họ cho cả nước. Họ bắt
đóng cửa các sân khấu, cho đó là những nơi sa đọa.

Chế độ Trùng hưng (Restauration) phản ứng dữ dội chống lại các tín đồ

Thanh giáo. Quả là một sự kiện quan trọng khi người ta mở lại các nhà hát trong
đó lần đầu tiên các nữ diễn viên đóng vai phụ nữ. Những tác giả trong ba chục

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.