***
Thế kỷ XVIII ở khắp châu Âu, dân số gia tăng và trẻ ra nhờ chế độ vệ sinh tốt
hơn. Một cuộc điều tra ở Villeneuve-de-Rivière, trong vùng Comminges, cho
thấy sau 1745, tỷ lệ tử vong của thanh niên, từ 15 đến 20 người mỗi năm, rút
xuống còn lại 3 hay 4. Đồng thời, việc cải thiện điều kiện vật chất làm tăng thêm
tuổi thọ. Số người thọ 80 và thậm chí 100 tăng lên nhiều, còn trước 1749 thì rất
hiếm. Tuy nhiên, bước tiến này chỉ xuất hiện trong các tầng lớp được ưu đãi.
Năm 1754, khi nói về nông dân Pháp, một tác giả người Anh viết: “Đó là một
loại người bắt đầu chết dần chết mòn trước 40 tuổi, vì không được bù đắp lại
tương xứng với những nỗi vất vả”. Năm 1793, một người Anh đi du lịch ở châu
Âu lại viết: “Mặc dù bệnh tật vì ăn quá ngon, thiếu hoạt động và sống trụy lạc,
tuổi thọ của họ
cao hơn mười năm so với những người tầng lớp dưới vì
những người này bị mòn mỏi trước tuổi bởi lao động, nghèo khổ, vất vả và vì
cảnh nghèo đói không cho phép họ tìm được những thứ cần thiết cho cuộc sống
vật vờ”. Thảng hoặc những người bị bóc lột sống nổi đến tuổi già, thì cảnh già
lão buộc họ rơi vào cảnh bần cùng. Các hội tương tế xuất hiện ở Trung Âu từ thế
kỷ XIV, nhưng tồn tại khó khăn và bất hợp pháp ở Pháp. Cũng như mọi tổ chức
nghề nghiệp chúng bị luật Le Chapelier ngăn cấm. Dẫu sao thì phương tiện của
chúng cũng thiếu thốn: người già không nuôi dưỡng được gia đình, chỉ có thể
trông chờ vào sự cứu trợ của Giáo hội.
Ở Anh, dưới danh hiệu hội ái hữu (amicale), các hội tương tế phát triển mạnh.
Trong nửa thứ hai thế kỷ XVIII, do trào lưu tình cảm ảnh hưởng tới toàn bộ tư
tưởng châu Âu, dư luận xúc động trước cảnh nghèo khổ của con người. Người ta
hiểu trách nhiệm thuộc về xã hội, chứ không phải thuộc về bản thân người
nghèo khổ. Đạo luật 1782 cho phép các giáo khu tập hợp nhau lại thành hiệp hội
để thu thuế và sử dụng thuế cho người nghèo. Nhà nước hình như thừa nhận mọi
người đều có quyền sống
. Hội nghị quan tòa họp tại Speehamland khẳng định
điều đó năm 1785: nếu một người không đủ sống trong lúc lao động thì xã hội
phải đảm bảo cuộc sống cho họ. Cứu tế xã hội được cải cách theo hướng ấy:
cảnh nghèo khổ của người tàn tật, người già nhờ vậy có được giảm bớt chút ít.
Mặc khác, công nhân ngày một thêm liên kết với nhau để đấu tranh chống lại
giới chủ, và cũng để tương trợ nhau chống thất nghiệp và bệnh tật.
Người già thuộc các tầng lớp được ưu đãi được hưởng những sự thuận lợi về
mặt tập tục. Nhờ tiến bộ kỹ thuật, ở Pháp và ở khắp châu Âu, đời sống vật chất
đầy đủ hơn và bớt vất vả: đi du lịch, chẳng hạn, không còn là một thử thách khó