TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 153

uy tín nhất. Thực ra, thế kỷ XVIII ở Pháp là một thế kỷ ảm đạm, rối ren, làm
mồi cho những sự lộn xộn và xung đột dẫn tới Cách mạng 1789. Một bộ phận
văn học miêu tả con người một cách nghiêm khắc và thậm chí ác độc ra đời:
Prévost, Marivaux, Laclos, Sade. Nhưng giai cấp tư sản đề xướng chủ nghĩa lạc
quan. Họ ca ngợi một cách đầy xúc động Con Người mà họ cho mình là hiện
thân hoàn hào nhất: bản chất con người là tốt đẹp, mọi người đều là anh em, mỗi
người phải tôn trọng tự do và ý kiến của đồng loại. Hãy yêu đồng loại như yêu
chính mình và vì tình yêu đối với bản thân mình lời khuyên này trở thành
phương châm cơ bản của đạo lý. Và khái niệm đồng loại mở rộng. Thế kỷ XVIII
nghiên cứu thời gian và không gian: nó không còn là kỷ nguyên của riêng một
mình người trưởng thành văn minh. Người ta quan tâm đến “người man rợ”.
Rousseau nhắc lại với người lớn hình ảnh đứa trẻ mà xưa kia họ vốn là đứa trẻ
ấy và họ tự nhận ra mình ở nó. Các bà mẹ cho trẻ sơ sinh bú. Từ đầu thế kỷ, roi
vọt bị phản đối và bị bãi bỏ năm 1767. Trẻ em giữ một vai trò lớn hơn nhiều
trong gia đình. Người lớn tự nhận ra mình ở người già mà sau này họ sẽ là người
đó. Và người cao tuổi trở nên đặc biệt quan trọng vì tượng trưng cho sự thống
nhất và vĩnh cửu của gia đình: gia đình tích lũy được của cải nhờ được truyền lại
từ thế hệ này qua thế hệ khác; và là nền tảng của chủ nghĩa tư bản cũng như của
vương quốc trong đó phát triển chủ nghĩa cá nhân tư sản. Dù già lão, người chủ
gia đình vẫn là người giữ tài sản của mình và có ảnh hưởng về kinh tế: lòng kính
trọng đối với họ mang một hình thức tình cảm. Thật vậy, thế kỷ này là một thế
kỷ “nhạy cảm”; người ta đi tìm kiếm chân lý với trái tim mình. Người ta ca ngợi
đạo đức; có rất nhiều truyện kể về đạo lý; đó là những “tiểu luận về tính nhân
văn”. Người ta sẵn sàng quan tâm tới những người yếu: trẻ em, người già.
Marmontel làm người đương thời xúc động khi kể lại tuổi ấu thơ của ông nơi
thôn dã. Ông gợi lại hình ảnh những người bà tốt bụng: “Ở tuổi 80, các cụ vẫn
còn sống, uống một ngụm vang bên cạnh bếp lửa và nhớ lại những năm tháng xa
xưa”. Greuze miêu tả nhũng người già, khiến người đọc xúc động đến mủi lòng.
Tuổi già của Voltaire làm ảnh hưởng của ông thêm rạng rỡ: người ta gọi ông là
“vị lão trượng ở Ferney”. Từ tháng bảy năm 1789 đến tháng bảy 1790, trong
một buổi lễ của Liên bang, người già đều được tôn vinh, chính họ chủ trì những
buổi lễ ấy

[93]

. Tại buổi lễ ngày 10 tháng tám 1793, chính 86 cụ già vác cờ hiệu

của 86 tỉnh.

Tính chất tình cảm này có một vài hệ quả thực tiễn. Người ta khuyến khích

“làm việc thiện” (“bienfaisance”): cái từ này do tu viện trưởng ở Saint-Pierre

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.