TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 155

lại sức lôi cuốn của nó. Với ngòi bút “đa cảm” thịnh hành lúc bấy giờ, ông kể lại
cơn hấp hối của thân phụ ông trước sự có mặt của tất cả người già trong làng:
“Tất cả người già đầm đìa nước mắt ngồi chật cứng trong phòng người bệnh”.

Vào cuối thế kỷ XVII và trong thế kỷ XVIII, trên sân khấu Pháp, bắt đầu xuất

hiện một sự chuyển biến về gương mặt người già. Trong Ba cuộc Hôn nhân,
Destouche miêu tả một Oronte độc đoán và biển lận yêu của cải hơn con cái và
muốn áp đặt cho họ những cuộc hôn nhân vì tiền. Trong Kẻ vô ơn, trong Trở lực
bất ngờ,
ông bố là người độc đoán và con cái không thể chịu nổi. Nhưng trong
Người không quả quyết, Pyrante tha thiết yêu con trai và nhượng bộ mọi tính nết
thất thường của nó. Trong Cénie của bà de Graffigny, Dorimard là một ông già
dễ thương, hoàn toàn tận tụy với những người cháu họ được ông nuôi dưỡng;
ông có phần hơi độc đoán, hơi quá tự tin nên có phạm một vài sai lầm; nhưng
lòng tốt của ông vượt xa khuyết điểm. Và một trong các nhân vật kết luận, sau
phần kết có hậu của tác phẩm: “Lòng tốt quá mức đôi khi bị lừa phỉnh, nhưng
không phải vì vậy mà nó không là đạo đức hàng đầu”.

Quan niệm về tuổi già trong kịch của Beaumarchais là một quan niệm tinh tế

và đôi khi khiến người ta ngạc nhiên, ông đưa lên sân khấu vở Eugenie khi ông
35 tuổi, và vở kịch này không thu được kết quả gì hết. Nam tước Hartley, ông bố
cô gái, đóng vai trò quan trọng. Beaumarchais viết về người quý tộc xứ Galles
này như sau

[94]

: “Ông nam tước, một con người công minh và giản dị trong tập

tục, thường xuyên giữ gương mặt và phong cách ấy; nhưng hễ một niềm đam mê
dữ dội lôi cuốn là ông nổi giận đùng đùng, và từ ngọn lửa rực cháy ấy sẽ phát ra
những sự thật cháy bỏng, bất ngờ”. Đây quả là lần đầu tiên người ta thừa nhận ở
một người cao tuổi một niềm đam mê nội tâm với những biểu hiện bồng bột
khiến người xung quanh ngạc nhiên. Trong bản thảo đầu tiên, ông bố là một nhà
quý tộc vùng Bretagne, tính khí thô bạo và cố chấp: “Ông ta có những quyết
định sôi động về mọi sự việc xảy ra, làm hại hết tất cả trong lúc muốn làm lấy
tất cả, rốt cuộc là một nhân vật rất ồn ào và rất phi lý”. Bức chân dung này rất
gần gũi những kiểu ông già ước lệ người ta bắt gặp trong hài kịch. Không hề có
gì cho biết vì sao Beaumarchais lại thay đổi nó. Nhưng lòng nhân hậu của ông
đối với người già còn thể hiện trong vở Hai người bạn đưa lên sân khấu ba năm
về sau. Đó là ông bố, một “triết gia nhạy cảm”, tỏ ra là nhân vật dễ có cảm tình
hơn cả; thận trọng, vị kỷ, độ lượng, ông cứu thoát tình thế. Trong Người thợ cạo
thành Seville
, với một phong cách rất mới, nhưng Beaumarchais vẫn lấy lại đề
tài sáo mòn ông già si tinh: Bartholo giống như những nhân vật ông già của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.