TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 156

Molière

[95]

. Ông hầu như không có một vai trò nào trong Đám cưới Figaro trong

đó không có một ông già nào khác. Vào cuối đời, trong Người Mẹ tội lỗi - trình
diễn năm 1792 và hoàn toàn không thành công -, Beaumarchais áp dụng đối với
tuổi già quan niệm giáo huấn và răn đe được thế kỷ ưa thích. Trong lời tựa, ông
viết khi nói về bá tước Almaviva: Trong bức tranh về tuổi già của ông, và khi
trông thấy Người Mẹ tội lỗi, bạn đọc có đồng tình với chúng tôi rằng bất kỳ con
người nào mà không phải là kẻ độc ác khủng khiếp khi mới ra đời, rốt cuộc bao
giờ cũng là một con người tốt khi lứa tuổi đam mê đã lùi xa và nhất là khi người
đó đã được nếm trải niềm hạnh phúc xiết bao êm đềm là được làm cha không?”.
Trong vở kịch, ông bá tước nói: “Hỡi các con! Sẽ đến một lớp tuổi mà những
con người trung thực tha thứ lỗi lầm cho nhau, và sau những niềm đam mê sóng
gió từng chia rẽ họ, sẽ là một sự gắn bó êm đềm”.

Năm 1799, một ông Billy nào đó soạn một vở kịch về tu viện trưởng Epée

giống như lúc ông 66 tuổi và được miêu tả như sau trong lời tựa: “Một sự minh
mẫn không có gì là không nắm được... tài năng và đức độ... một lòng trắc ẩn dịu
dàng và không giả tạo... một hiểu biết rộng lớn về thiên nhiên”. Đó là những đặc
điểm của người già mà các nhà đạo đức học mong ước.

Kịch mêlô rất thịnh hành vào đầu thế kỷ XIX đi theo đường lối này. Người

già chỉ giữ trong đó những vai thứ yếu, nhưng họ đều có vẻ uy nghiêm và làm
xúc động lòng người. Đôi khi họ phạm sai lầm nhưng chuộc lại bằng tấm lòng
cao thượng. Chẳng hạn, trong Robert, tướng cướp của Lamartelière, ông bố của
Robert phạm sai lầm là thích hắn hơn một người con trai khác từng nhốt ông
trong một ngọn tháp: Robert cứu thoát ông và ông già xuất hiện như một người
tuẫn đạo hết sức cao thượng. Trong Người đàn bà có hai chồng, do Pixérécourt
sáng tác năm 1801, ông già Werner, mù lòa, tượng trưng cho những đức tính cao
đẹp nhất; ý thức kiên cường của ông về danh dự khiến ông độc đoán và nghiêm
khắc: ông nguyền rủa cô con gái mà ông ngỡ là phạm tội, không nghe lời cô
thanh minh và một mực giận con. Nhưng rốt cuộc, khi biết sự thật, ông tha thứ
và mọi người xung quanh không giấu nổi nước mắt vì xúc động. Một trong số
các nhân vật kết luận: “Một người cha biết tha thứ là hình ảnh hoàn mỹ nhất của
Chúa trời”. Đề tài này, một lần nữa, được Pixérécourt bàn đến năm 1821, trong
Valentine, Alberto, cũng mù lòa, tỏ ra khắc nghiệt với cô con gái: cuối cùng, ông
làm lành với con. Là người không vụ lợi, gan dạ, ông hầu như đạt tới sự cao cả
và buộc người ta phải thán phục.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.