quyền lực chính trị, nhưng chỉ tồn tại nhờ của cải do tầng lớp thương nhân tích
lũy trong thành phố. Con người lý tưởng, là người nhà buôn trung thực, tiết
kiệm, khéo léo: những đức tính này có ích cho đô thành, cho gia đình họ và cho
bản thân họ hơn các chức tước quý tộc. Giai cấp quý tộc sống cuộc sống phóng
đãng và phi lý, còn người nhà buôn thì tượng trưng cho lý trí và sự ngay thẳng.
Quy tắc luân lý của họ chủ yếu dựa trên quan hệ gia đình. Đó là niềm tin của
giai cấp tư sản trong đó có Goldoni.
Theo truyền thống, Pantalon là một thương nhân. Thời kỳ đầu sáng tác, bắt
chước kịch ứng tác, Goldoni giới thiệu một gương mặt ước lệ của giai cấp này.
Trong Người Rầu rĩ làm mất vui (Les Rabat-joie) - một tác phẩm mang tính chất
riêng tư hơn nhiều, nhưng người già lại rất đáng ghét. Goldoni đưa lên sân khấu
bốn biểu tượng của Pantalon: bốn ông già ghét người, độc đoán, hà tiện, ích kỷ,
cố chấp; mang tư tưởng lạc hậu và ghét tuổi trẻ; áp chế gia đình; ngăn cấm vợ
con đi phố, giải trí, ăn diện. Một người muốn gả con gái cho con trai người thứ
hai, nhưng cả hai không cho họ gặp nhau trước hôm cưới. Nhưng nhờ vai trò
đồng lõa của một bà mẹ, họ vẫn gặp được nhau.
Trong quá trình sáng tác, Goldoni ngày càng thiết tha miêu tả xã hội Venise
như ông trông thấy và Pantalon dịch lại gần người nhà buôn lý tưởng. Vả lại, đó
không phải là một ông già, mà là một người trung niên biết quản lý tài sản, biết
cách sống và cho những lời khuyên khôn ngoan: Goldoni thường làm phát ngôn
nhân của người đó. Trong một trong những vở kịch thành công nhất của ông, vở
Người cục cằn từ thiện (Le Bourru bienfaisant), ông mô tả nhân vật ông bố với
chút ít hài hước nhưng cũng với tấm lòng hết sức quý mến. Géronte là người thô
bạo, độc đoán, khó tính; không chịu nghe ai hết. Ông quyết định gả cô cháu họ
là Angelica cho một ông bạn già mà không hỏi ý kiến nàng. Nhưng ông là một
con người độ lượng; chu cấp rộng rãi cho gia đình người đầy tớ. Ông bằng lòng
trả nợ thay cho một cậu cháu họ. Và cuối cùng, ông hiểu ra là phải để cho
Angelica làm theo con tim nàng và cho phép nàng kết hôn với chàng trai mình
yêu.
Chúng ta thấy gương mặt ông già thương nhân giàu có biến chuyển ra sao từ
thời Chaucer. Lúc bấy giờ - và trải qua những thế kỷ sau - sự giàu có của ông là
mục tiêu mong ước, người ta cho là ông được ưu đãi một cách bất công, người ta
chế giễu và trả thù ông. Chỉ đến thế kỷ XVIII, khi hiểu biết rõ hướng ảnh hưởng
của các sự kiện kinh tế, người ta mới rõ ông giúp ích xã hội nói chung ra sao.
Thuyết vị lai về kinh tế (utilitarisme) mà những người Thanh giáo đề xướng đầu