TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 160

Struldbrugg bắt đầu âu sầu, và càng trở nên âu sầu hơn cho tới tận tuổi 80. Thế
là “họ phải chịu đựng tất cả những khuyết tật thể xác và tinh thần của người già,
cộng thêm vô số những khuyết tật khác nảy sinh từ cái viễn cảnh chúng sẽ
không bao giờ chấm dứt. Chẳng những họ bướng bỉnh, hay cà khịa, tham lam,
dễ tự ái, khoe khoang, lắm lời, mà còn không một chút yêu thương con cháu mà
họ sao lãng từ sau thế hệ thứ hai. Họ bị hai niềm đam mê thống trị: lòng đố kỵ
và những dục vọng ngấm ngầm. Họ thèm muốn những sự đồi bại của lớp trẻ;
thèm muốn cái chết của người già... Những kỷ niệm duy nhất của họ bắt nguồn
từ thời thanh niên hay từ buổi đầu thời tráng niên của họ; vả lại, họ khá bấp
bênh... Điều tốt đẹp nhất có thể cầu chúc cho họ là mất hết mọi năng lực và trở
nên lẩn thẩn hoàn toàn. Vì lúc ấy, họ có thể trông cậy vào một chút lòng thương
và cứu trợ, trong khi không có tính khí cực kỳ độc ác...”. Ở tuổi 80, người ta cho
là họ đã chết về mặt dân sự; hai vợ chồng ly hôn nhau (nếu cả hai đều sống mãi).
Họ sống bằng một chút trợ cấp. Đến tuổi 90, họ rụng hết cả răng và tóc. Ở tuổi
này, họ không phân biệt nổi mùi vị thức ăn. “Khi nói, họ không tìm ra từ”. “Vì
không còn trí nhớ, họ không còn có thể đọc”. Vì ngôn ngữ chuyển biến, họ
không còn hiểu được nó nữa. Vì vậy, họ gặp nỗi bất hạnh là sống tựa người
nước ngoài trong chính đất nước mình”.

Tư tưởng này là hoàn toàn mới mẻ. Trước kia, và đặc biệt là ở thời Trung đại,

thời gian quay tròn và người già suy tàn trong lòng vũ trụ bất di bất dịch. Thế kỷ
XVIII, giai cấp tư sản hãnh tiến tin vào tiến bộ: do vậy, Swift nghĩ rằng người
già giẫm chân tại chỗ trong một thế giới biến động, không ngừng trẻ hóa. Không
thể đi theo quá trình chuyển biến của nó, họ ở lại phía sau, cô đơn, thiếu đi tất cả
những gì xa rời khỏi họ

[97]

. Họ không thể giao tiếp với thế hệ trẻ hơn. Tuổi già

không phải chỉ là cảnh suy tàn, mà còn là nỗi cô đơn trong cảnh lưu đày - như
tình trạng sau này của Swift.

Một ông già “bất tử”, đó là số phận buồn bã của Tithon được Mimnerme, nhà

thơ xứ Ionie, xót thương. Người đời không bao giờ mong muốn số phận ấy.
Ngược lại, họ ước mơ - như tôi đã nói - giếng nước Trường sinh. Một trong
những chủ đề trong vở Faust của Goethe là chủ đề thanh xuân hóa. Ý tưởng này
không xuất hiện trong các truyền thuyết cổ xưa trong đó Faust là nhân vật cũng
như trong kịch của Marlowe. Faust là một nhà bác học, trở thành thuật sĩ, mất
linh hồn vì khao khát kiến thức. Vở kịch của Goethe, trước hết cũng là tấn kịch
về tri thức và về những giới hạn của cuộc sống con người. Nhưng khái niệm tuổi
tác giữ trong đó một vai trò quan trọng. Ông già Faust không còn tìm thấy hạnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.