TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 161

phúc trong khoa học; không còn kiêu hãnh vì nó, không say mê nó nữa, nó vẫn
mở, ông vẫn còn có thể học tập; nhưng ông, ông là nạn nhân của chính tư tưởng
cuộc sống có giới hạn của mình: lòng ham muốn hiểu biết đã chết ở ông, ông
không còn lẽ sống. Muốn tìm lại lẽ sống ấy, thì lạc thú, những niềm đam mê vốn
là đặc quyền của tuổi trẻ phải trở lại tươi mát như ngày xưa. Ông cam đoan là
nếu được Méphistophélès trả lại cho tuổi trẻ, thì ông sẽ không lạm dụng lạc thú
tới mức mong ước thời gian ngưng đọng; nhưng sự thách thức này chỉ có ý
nghĩa nếu một lần nữa ông lại có thể cảm nhận những niềm vui ấy. Vì vậy,
Goethe quan niệm tuổi già như một lớp tuổi trừu tượng, lạnh giá và thất vọng.
Ông mới ở tuổi 25 khi bắt đầu viết Faust, và 48, khi viết xong tác phẩm năm
1807. Nhưng vì không có kinh nghiệm về tuổi già, ông đã sớm nghĩ tới những
giới hạn của cuộc sống con người. Sở dĩ muốn luôn luôn thay đổi lớp da như
loài rắn, là vì đôi lúc, ông cảm thấy vướng víu trong lớp da của mình và thấy nó
hình như đã tàn tạ. Vấn đề không phải là đóng vai thanh niên mà là có thể trẻ lại:
thoát khỏi giới hạn của mình, sống lại cuộc sống như một cuộc phiêu lưu mà
không cho phép nó kết thúc trong một ngõ cụt.

***

Thế kỷ XIX, châu Âu biến đổi: những sự biến đổi xảy ra ở đây có ảnh hưởng

rất lớn đến cuộc sống người già, đến quan niệm của xã hội về tuổi già. Sự kiện
đầu tiên phải nói tới là ở tất cả các nước, dân số phát triển một cách đặc biệt:
năm 1800, số dân châu Âu là 187 triệu; đến năm 1850 là 266 triệu, và năm 1870
là 300 triệu. Kết quả là số người già tăng lên, chí ít cũng trong một số tầng lớp
xã hội. Sự tăng trưởng này, gắn liền với tiến bộ khoa học, dẫn tới chỗ thay thế
những huyền thoại về tuổi già bằng một nhận thức đích thực; và sự hiểu biết này
cho phép y học chăm sóc và điều trị người già. Từ nay, người già trở nên rất
đông đảo nên văn học không thể bỏ qua họ; ở Pháp, Anh, Nga, các nhà tiểu
thuyết cố gắng dựng lên một bức tranh xã hội hoàn chỉnh: họ đi tới chỗ không
phải chỉ miêu tả những người được hưởng đặc quyền đặc lợi, mà cả người già
thuộc những tầng lớp dưới vốn chưa bao giờ được các nhà văn nói tới - trừ một
vài ngoại lệ rất nhỏ nhoi.

Điều đó không có nghĩa là đối với người già nói chung, hoàn cảnh đã thuận

lợi hơn. Trái lại, chúng ta sẽ thấy là nhiều người trong số họ là nạn nhân của tình
hình chuyển biến kinh tế diễn ra trong thế kỷ XIX.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.