TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 163

những người sống sót đều rơi vào cảnh khốn cùng khi vì tuổi tác phải mất việc.
Ở Pháp, các hội tương tế được phép hoạt động từ sau thời Trùng hưng, và được
công nhận năm 1935; năm 1850 và 1852, chúng phải chịu một chế độ kiểm soát
nghiêm ngặt. Nền Cộng hòa thứ Ba để cho chúng được hoàn toàn tự do theo đạo
luật 1 tháng tư 1898. Nhưng, ngay cả trong những điều kiện tốt nhất, phương
tiện của chúng bao giờ cũng vẫn thiếu thốn khi phải bảo đảm cho một bất trắc
nặng nề ở tuổi già. Tình hình các hội ái hữu ở Anh cũng vậy. J.B. Say đề xướng:
“Hãy dành dụm tiết kiệm hơn là sinh con, đẻ cái”. Đối với công nhân, lời
khuyên này cũng là một sự chế nhạo. Ở Pháp và Anh, người ta gặp vô số người
già lang thang, người già cùng cực.

Ở Pháp, trong vùng nông thôn, việc nuôi dưỡng gia đình vẫn là luật lệ. Nếu

người chủ gia đình vẫn tráng kiện hay giàu có để giữ ruộng đất - trong lúc tiếp
tục lao động hay thuê công nhân nông nghiệp - thì vẫn giữ nguyên quyền lực đối
với con cái. Gia đình gia trưởng tiếp tục tồn tại ở vùng nông thôn và quyền lực
của người già quản lý gia đình có thể mang tính chất độc đoán. Nhưng tình hình
này chỉ xảy ra đối với nông dân khá giả - vốn hiếm hoi. Vẫn còn cổ lỗ vào năm
1815, nông nghiệp tiến triển chậm; năng suất thấp tới mức nông dân chật vật
mới đủ sống. Già cả, họ không còn đủ sức để cày bừa và trước đó không dành
dụm đủ tiền để thuê nhân lực ngoài. Họ đành phó mặc cho con cái. Nhưng con
cái sống trên bờ vực nghèo khổ và không có gì để nuôi những cái miệng ăn vô
ích. Đôi khi họ phải đưa bố mẹ già vào dưỡng đường. Năm 1804, giám đốc nhà
dưỡng đường Montrichard phẫn nộ

[98]

: “Người già phải mang tới và để ở dưỡng

đường tất cả những gì có thể thuộc sở hữu của họ; nhưng những người con cháu
trái luân thường đạo lý đưa cha mẹ, ông bà già tới, và trước khi bỏ họ lại trong
phòng, còn nhẫn tâm tước đoạt của họ bộ quần áo cuối cùng”. Thông thường, họ
được giữ lại ở nhà; nhưng hoàn cảnh tiêu biểu của vua Lear ở thời Trung đại vẫn
tiếp diễn qua các thế kỷ; không còn có thể tự mình cày bừa được nữa, ông bố
phải trao lại ruộng đất cho con cái, và chúng thường để ông chịu đói hay đãi
ngược ông. Trong một Báo cáo khoa học về nông dân ở Aveyron và Tarn,
Rouvellat de Cussac viết: “Không có gì thường xảy ra hơn tình trạng phần lớn
con cái, cả nam lẫn nữ, quên bổn phận con cái đối với những người sinh thành
mình khi họ bước tới tuổi già. Nếu họ nhỡ dại cho của cải mà không có điều
khoản trừ ngoại thành văn (reserve écrite) hay nói cách khác là bằng một bản di
chúc có thể hủy bỏ, thì người già bị khinh rẻ và thường thiếu thốn những thứ cần
thiết”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.