TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 165

vụ sát hại tăng lên và trở nên khinh suất hơn? Không một tài liệu nào cho phép
đoán định được.

Duy có điều chắc chắn là những tai họa người cha già phải gặp sau khi bị tước

đoạt hết tài sản, thường bị tố cáo. Trong cuốn Lịch sử nông dân (Histoire des
paysans),
năm 1874, Bonnemère viết về vấn đề này như sau: “Chán ngấy mọi
thứ, là gánh nặng cho mọi người và cho cả bản thân mình và khắp nơi đều thấy
mình xa lạ ở nhà con gái, người đó kéo lê nỗi sầu muộn những ngày cuối đời từ
túp lều tranh này sang túp lều tranh khác. Rốt cuộc ông chết... Chỉ có điều là ông
vội vã vì lòng tham ẩn nấp trong bóng tối vũ trang cho cánh tay kẻ giết cha”.
Theo Bonnemère, thường xảy ra tình hình người già bị chôn trước khi chưa chết
hẳn: “Trong túp lều tranh, tình trạng bơ phờ, uể oải bị coi là cái chết vì, theo
nhận xét của M. Dupuis

[99]

, không phải bao giờ người ta cũng có hai căn phòng

và người ta vội vã nối nghiệp”. Bonnemère dẫn ra bốn trường hợp giết cha, chỉ
riêng trong năm 1855

[100]

. Những vụ giết người này xảy ra nhiều và bị lộ - mặc

dù bị bưng bít - tới mức một cuộc điều tra chính thức từ 1866 và 1870 về nền
công nghiệp Pháp, và do Paul Turot tóm tắt năm 1877, không ngần ngại nói lên
tình trạng ấy. Phát biểu nhân danh chính phủ, Turot khuyên các bậc cha mẹ
không nên chia tài sản lúc sinh thời. Ông thẳng thắn nhắc lại số phận khốn khổ
chờ đợi những người bố mẹ già sau khi chia hết của cải; ông gợi lên “những tội
phạm vì muốn đẩy nhanh cái chết và vì những ràng buộc nảy sinh từ việc phân
chia tài sản, là một thứ kích thích, một thứ khuyến khích. Một khi đã giao hết tài
sản, người chủ gia đình không còn quyền lực nào nữa. Ông rơi vào tình trạng bị
khinh miệt, bị con cái đùn đẩy cho nhau với một khoản niên kim trọn đời thông
thường không được trả hay một nơi trú chân mà người ta không cấp cho họ”.

Trong một bài viết trên tờ Thời báo, ngày 5/8/1885, Cherville nhấn mạnh thân

phận khốn khổ của những người bố mẹ già thường xuyên bị làm tình làm tội, bị
bỏ đói, bị buộc phải đi hành khất. Người ông thường gắn bó với cháu, nhưng
“lớn lên, thằng bé xa lánh dần” vì theo gương những người khác. Theo nhà báo
này, người ta vội vã kết thúc những ngày cuối đời của bố mẹ già để khỏi tốn
kém.

Trong tiểu thuyết Đất (La Terre), Zola kể lại một trong những tấn thảm kịch

ấy; để viết tác phẩm này, ông đã dựa vào một nguồn tư liệu rất nghiêm túc.
Người ta

[101]

so sánh cuốn tiểu thuyết này với Vua Lear mà Zola có nhắc tới

trong phần chú thích. Quả là tuy cách nhau mấy thế kỷ, Shakespeare và Zola
miêu tả một cảnh huống tương tự như nhau. Vào đầu cuốn tiểu thuyết, ông già

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.