Người ta bắt gặp chủ đề này trong nhiều cuốn tiểu thuyết, chắc hẳn là bắt
nguồn từ sự thật. Trong Eusèbe Lombard của Theuriet, viết năm 1885, một
người em gái sau khi ông bố qua đời, trách người anh cả đã đày đọa người quá
cố. “Sở dĩ bố phải đến với chúng tôi là vì anh cho bố ăn khoai tây thối. - Còn cô
thì để bố chết cóng trên đống rơm chính giữa mùa đông”. Trong Xung quanh
tháp chuông (Autour du clocher), cuốn tiểu thuyết của Fevre và Desprez viết về
nông dân ở Rouvre trong vùng Aube, ông bố già Bonhoure bị con cái đày đọa:
“Ông cụ sống leo lắt, bị đánh đập, chửi rủa, được nuôi bằng khoai tây thối, như
những con lợn”. Rốt cuộc, cụ phải treo cổ. Trong cuốn Người mù (L’Aveugle)
của Maizeroy, hai người cháu bắt ông chú già đi hành khất: “Khi trở về, chiếc bị
trống rỗng, ông bị xô đẩy hết sức thô bạo, và ai nấy, kể cả những đứa trẻ bé nhất,
cũng ra sức chế nhạo ông, không cho ông ăn, ra sức làm tình làm tội ông”. Một
hôm, ông chết ngoài đường. Trong Lão Amable (Le Père Amable), Maupassant
miêu tả cuộc đời buồn tủi, lặng lẽ của một ông bố góa vợ, điếc, liệt nửa người,
sống với một người con trai. Anh ta kết hôn với một phụ nữ có một đứa con
riêng - mặc dù ông bố không đồng tình - Cuộc sống đối với ông ngày một thêm
eo hẹp và tồi tệ. Người con trai chết. Cô con dâu không đối xử tàn tệ với bố
chồng, nhưng cô tái giá. Thế là ông già treo cổ.
Luật pháp ra sức bảo vệ người già chống sự tàn bạo và vô trách nhiệm của
con cái nhưng lấy một tình thế pháp lý thay thế một tình thế thực tiễn. Người
cha chia hết tài sản cho những người còn sống, được nhận một thứ niên kim trọn
đời (rente viagère) mà số tiền phải được ấn định trước mặt công chứng viên: nếu
các con không chịu nộp, có thể bị người cha truy tố trước tòa án. Về nguyên tắc,
ông không còn phụ thuộc vào tính tùy tiện của gia đình nữa. Nhưng khổ thay,
ông thường phải trả giá đắt sự bảo vệ của luật pháp. Trước kia, các con ông có
một quyền lợi mơ hồ khi tiêu phí cho ông ở mức tối thiểu; nhưng nay, quyền lợi
của họ trở nên rõ ràng, có thể đo đếm được: nó liên quan tới khoản trợ cấp họ
bắt buộc phải trao cho ông. Vì vậy, họ có một động cơ mạnh mẽ để làm ông
chết: đó là cách đơn giản nhất để thoát khỏi sự ràng buộc của pháp luật. Không
thể biết ở thế kỷ nào hành vi giết chết bố mẹ già - bằng bạo lực hay bằng bắt
chịu thiếu thốn - chiếm tỷ lệ cao nhất. Phần lớn những vụ giết hại bị chìm đắm
trong sự im lặng ở nông thôn; nhưng ở thế kỷ XIX, chắc hẳn phải xảy ra nhiều
nên mới có dư luận và không khí lo âu. Tình hình này có nghĩa là người ta quan
tâm nhiều hơn đến thân phận những người nông dân già? Hay có nghĩa là những