TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 152

nhọc. Đời sống xã hội, phức tạp hơn, đòi hỏi tư chất trí tuệ, kinh nghiệm và ít nỗ
lực thể chất hơn: thống chế de Saxe chiến thắng ở trận Fontenoy, mặc dù bị bệnh
thống phong. Thời gian cuộc sống hoạt động kéo dài. Người già sáu mươi tham
gia sinh hoạt xã hội: họ đến nhà hát, tham dự các xalông. Cũng như ở thế kỷ
trước, họ có trí nhớ tốt nên được người ta thích giao tiếp. Khi Fontenelle đã
ngoài 90 tuổi, thanh niên nghe cụ kể chuyện đến mức sững sờ. Khi cụ nói: “Tôi
đến nhà bà de La Fayette; tôi thấy bà de Sévigné bước vào”, người ta ngỡ cụ nói
với một bóng ma và thán phục một cách kinh ngạc. Người ta không ngạc nhiên
một cách quá mức khi thấy những ông già kết hôn với những phụ nữ trẻ hơn họ
nhiều, như trường hợp Marmontel và Marivaux. Giai cấp tư sản đang tăng tiến
tạo nên một ý thức hệ trong đó tuổi già được tôn vinh.

Đặc biệt là ở Anh, tiến bộ kỹ thuật kéo theo quá trình phát triển của công

nghiệp, tài chính, thương mại. Trở nên giàu mạnh, giai cấp tư sản mới, có ý thức
về bản thân mình một cách kiêu hãnh và xây dựng hệ thống đạo lý thích hợp với
mình. Ở Luân Đôn, từ cuối thế kỷ XVII, phát triển các công ty, các buổi hội họp,
các quán cà phê - hơn 3.000 quán - nơi hình thành gương mặt con người mới
qua đàm đạo. Có thể coi Steele và Addison là những người cha đỡ đầu của con
người mới ấy. Con người này hiện thân một cách đặc biệt ở người thương nhân;
ông ta là người bạn của nhân loại, là người mạo hiểm và anh hùng của thế kỷ;
nhưng là một người anh hùng hòa bình, và cái cần thay thế cây kiếm, ông ta
không phô trương: ông ta giản dị và tìm kiếm lợi ích hơn là vẻ hào nhoáng;
không thích lối ăn chơi của xã hội thượng lưu, thích sống kín đáo, tốt nhất là ở
nông thôn. Ông ta coi trọng đạo lý hơn nghệ thuật. Sân khấu thể hiện sự thay đổi
này một cách rõ rệt. Chống lại lối bè phái từng thống trị sân khấu, một cuộc vận
động đạo đức được tổ chức vào cuối thế kỷ XVII. Sự khắc khổ Thanh giáo lúc
ấy đã lùi xa vào dĩ vãng: người ta không còn cảm thấy nhu cầu phải chống lại:
thái độ táo bạo của các tác giả đang thịnh hành, cuối cùng làm công luận phẫn
nộ. Cellier, một mục sư, nhà báo, nhà văn đả kích, viết để chống lại họ một bài
văn được ủng hộ nhiệt liệt. Nhưng không phải vì vậy mà hai năm sau, Congrève
không thắng lợi với cuốn Con tàu thế giới (Le train du monde). Tuy vậy, sau đó,
ông im lặng. Sân khấu mang tính chất giàu đạo lý và tình cảm: người ta đưa lên
sân khấu những người đầy tớ già tận tụy, những ông bố và người con thương yêu
nhau. Mọi nhân vật đều gây thiện cảm.

Những khuynh hướng này lan rộng ở Pháp. Con người mới là nhà triết học:

họ đề xướng một đạo lý thế tục và nhân văn mà Diderot là người tuyên truyền có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.