TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 170

ông tuyên bố một thuyết bi quan tuyệt đối: cơ may duy nhất của loài người là
tiệt trừ từ bản thân mình bản năng muốn sống (le vouloir - vivre) và hoàn toàn
thả mình vào trong hư vô mà không hồi sinh nữa. Ý muốn càng quyết liệt thì cá
nhân càng xa rời sự khôn ngoan. Trẻ em được ưu đãi vì nó mang tính chất trầm
tư (contemplatif); thái độ thẩm mỹ của nó đặt thế giới ở xa; nó có trực giác về
bản chất sự vật. Vì vậy, về sau, người ta xót xa tiếc nuối tuổi thơ: lứa tuổi sung
sướng vì đó là biểu tượng (representation) chứ không phải ý chí. Trái lại, thanh
niên thì thiết tha muốn sống và săn đuổi hạnh phúc; nhưng không tìm thấy nó, vì
đi tìm kiếm nó tức là đã đánh mất nó. Dần dà, nếu có lý trí, họ hiểu ra rằng hạnh
phúc là chuyện ảo tưởng, trong lúc đau khổ là hiện thực, và họ chỉ còn muốn
thoát khỏi khổ đau. Tuổi trẻ rất phong phú về tinh thần: tri thức và sáng tạo
thuộc về lớp tuổi ấy. Cường lực trí tuệ đạt tới đỉnh điểm vào tuổi 35. Nhưng
người ta sống trong ảo ảnh và nhầm lẫn. Bản năng tình dục duy trì ở con người
một sự điên rồ vô hại.

Từ tuổi 40, người ta âu sầu vì, tuy không từ bỏ những nỗi đam mê và tham

vọng, nhưng người ta bắt đầu thất vọng, và nhìn thấy cái chết ở cuối con đường
của mình mà trước kia người ta không biết tới. Thời kỳ hạnh phúc nhất của cuộc
đời là những năm tháng trước ngày bị suy sụt, nếu ít nhất người ta mạnh khỏe
hay có đủ tiền bạc để bù đắp cho sức lực bị sút kém: “Nghèo đói trong tuổi già
là một đại họa”. Nếu có đầy đủ hai điều kiện trên đây thì tuổi già “có thể là một
phần rất dễ chịu của cuộc sống”. Thời gian sẽ trôi qua rất nhanh, tới mức người
ta không biết tới sầu não nữa. Những niềm đam mê được dập tắt, dòng máu
nguội lạnh đi; giải thoát khỏi bản năng tình dục, con người tìm thấy lại lý trí của
mình. Lúc đó, “chúng ta sẽ ít nhiều tin là tất cả chỉ là hư vô trên trần thế”. Khám
phá ra chân lý này, chúng ta sẽ có một tâm hồn thanh thản vốn là “điều kiện và
bản chất của hạnh phúc”. “Thanh niên cho là mình có thể chinh phục trên thế
gian này mọi điều huyền diệu nếu biết tìm thấy chúng ở đâu; người già thấm
nhuần phương châm này của Giáo hội: tất cả đều là hư vô, và giờ đây biết rõ
rằng mọi quả hồ đào đều trống rỗng mặc dù có thể phủ vàng son chói lọi tới đâu.
Chỉ đến khi cao tuổi con người mới hoàn toàn đạt tới cái nil admirari (chớ xúc
động vì bất cứ cái gì hết) của Horace, nghĩa là đạt tới niềm tin chân thực và
vững chắc là mọi sự trên đời đều là hư vô. Không còn ảo ảnh nữa! Người ta
hoàn toàn thất vọng”. Nhờ sự sáng suốt này, cái mà một người tin vào bản thân
mình không bao giờ có lợi cho người ấy hơn là trong tuổi già. Nhưng phần đông
người ta trở thành những người máy (automate), họ giẫm chân tại chỗ và trì trệ,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.