khi Mahaud - bị bọn cướp đánh thuốc mê để trấn lột - thức giấc, ông hôn bàn tay
nàng: “Thưa bà, bà ngủ có ngon giấc không?”.
Trong Những người khốn khổ, mà Hugo viết phần cuối vào khoảng 50-60
tuổi, người ông của Marius là một con người vốn suốt đời rất nghiêm khắc với
gia đình. Nhưng khi tưởng là cháu bị chết, ông nhận ra tình thương mênh mông
của mình đối với cháu. Khi thấy cháu được cứu sống, niềm vui làm ông thay đổi
hình dạng: “Khi dáng dấp hiền hòa trộn lẫn vào những nếp nhăn, thì thật là dễ
thương. Có cả một ánh bình minh rạng rỡ khi tuổi già đón nhận niềm vui”. Ông
chấp nhận cuộc hôn nhân giữa Marius và Cosette. Lúc ấy, Jean Valjean cũng đã
già: 80 tuổi, ông vẫn cao thượng và bi tráng như đã từng như thế suốt đời. Cũng
không thể để bị khuất phục, ông vẫn đủ sức khỏe để cõng lên lưng cơ thể bất
động của Marius đi qua các cống ngầm Paris. Sức mạnh tinh thần của ông lại
đặc biệt hơn khi ông nghĩ là mình phải thú thật với Marius mình vốn là người tù
khổ sai, và rút dần khỏi cuộc đời của Cossette, niềm yêu thương duy nhất của
ông. Ông qua đời giữa lòng yêu mến của cặp vợ chồng trẻ, khi Marius nhận ra
ông là người cứu mạng mình.
Trong Booz ra chiều uể oải (Booz endormi), Hugo, ở tuổi 57 hết lời ca ngợi
tuổi già:
“Râu tóc ông bạc phơ tựa dòng suối tươi mát...
... Thanh niên thì tuấn tú, nhưng vĩ đại thay những ông già
... Người ta thấy ngọn lửa trong ánh mắt lớp trẻ
Nhưng ánh sáng ngời ngời rực cháy trong mắt người già”.
Ở đây, giá trị tinh thần - ánh sáng và cái vĩ đại - đặc trưng cho vị bô lão, được
thanh xuân hóa qua sự so sánh bộ râu với dòng suối tháng tư. Ông vẫn còn sức
quyến rũ giới tính, Ruth nằm dưới chân ông, “bộ ngực để trần”, hy vọng đánh
thức dục vọng của ông.
Nghệ thuật làm ông (L’Art d’etre grand-père) ca ngợi tuổi già còn hơn cả tuổi
thơ. Hugo ca ngợi nó qua chính gương mặt ông. Nhưng ông cũng miêu tả mối
quan hệ ông-cháu được xã hội đương thời khuyến khích. Trong Những người
khốn khổ, ông gợi lên một cách xúc động hình ảnh ông già Jean Valjean và cô bé
Cosette: “Người già cảm thấy mình là ông của tất cả trẻ thơ”. Trong tập thơ
Jeanne bị phạt phải ăn nhạt (Jeanne était au pain see), ông nhấn mạnh mối
quan hệ tương hỗ của sự đồng tình giữa cô cháu gái và người ông chống lại sự
nghiệt ngã của người lớn. Cả hai đều ở ngoài lề xã hội nhưng theo ông, sợi dây