vắng của nông dân. Tuy vậy, trong những vùng Địa Trung Hải, chế độ gia
trưởng cực mạnh, có khi người ta giúp người già từ giã cõi đời khi đã quá ốm
yếu. Phải chăng, cũng như ở một số dân tộc nguyên thủy, đám con cháu chịu chế
độ độc đoán cảm thấy nhẹ nhõm khi thoát khỏi ách ấy? Nhưng đây cũng là
những vùng cực kỳ nghèo đói và việc nuôi thêm một miệng ăn là một gánh
nặng. Đó là những trường hợp ngoại lệ. Ngược lại, ở Pháp, tình hình thường xảy
ra là không muốn phải chịu đựng quyền lực của ông bố, người con trai rời khỏi
mái ấm để đi lao động ở thành phố
Nhìn chung, do tiến bộ của công nghiệp hóa, tế bào gia đình ngày càng bị tan
rã. Do tình trạng dân số già đi từ một nửa thế kỷ ở các nước công nghiệp, xã hội
bắt buộc phải thay thế gia đình. Và một chính sách về tuổi già được thiết lập.
Chúng ta sẽ nghiên cứu ở phần sau.
Trong các tầng lớp lãnh đạo, được duy trì thế cân bằng vốn có ở thế kỷ XIX,
vì kinh nghiệm và tính sáng tạo đều cần thiết. Những trào lưu chính trị, mới và
dữ dội, hầu như bao giờ cũng do lớp trẻ lãnh đạo: Cách mạng Nga, chủ nghĩa
phát xít Italia, chế độ quốc xã, cách mạng Trung Quốc, cách mạng Cuba, chiến
tranh độc lập Algérie. Người cao tuổi giữ những vị trí quan trọng trong các xã
hội bảo thủ. Thông thường, chức năng duy nhất của họ là đại diện: chẳng hạn,
các vị Tổng thống ở Pháp
. Nhưng một số người cao tuổi đã đóng những vai
trò tích cực, trong đó có Thiers, xuất hiện ở tuổi 76, năm 1873; Clémenceau lên
nắm quyền ở tuổi 77, năm 1917. Churchill rời bỏ chức vụ ở tuổi 81, Adenauer ở
tuổi 87. Những người khác khi già vẫn cầm quyền ở những nước cách mạng
thành công: Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh. Ngày nay, ở các nước đang
phát triển, nhà lãnh đạo, thông thường là lớp trẻ. Hoàng đế Hailé Sélassié là
trường hợp ngoại lệ, ông chỉ kém de Gaule một tuổi. Ở những nước khác, nhà
lãnh đạo, thông thường là người cao tuổi: de Gaule, Franco, Tito, Salazar
.
Nhưng phụ tá của họ là những người ít tuổi hơn: ở Pháp, tuổi bình quân các bộ
trưởng không cao lắm. Năm 1968, tuổi bình quân của hạ nghị sĩ là 55, thượng
nghị sĩ là 63. Trong nội bộ các đảng cũng như các quốc gia, có hiện tượng phân
chia quyền lực giữa người già và người đứng tuổi, còn lớp trẻ thì nói chung, có
ít ảnh hưởng.
Có một sự kiện cần nêu lên ở đây - và ở phần sau tôi sẽ nói nhiều - là uy tín
của tuổi già giảm sút nhiều vì khái niệm kinh nghiệm mất bớt giá trị. Xã hội kỹ
trị (société technocratique) ngày nay cho rằng tri thức không phải được tích lũy