TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 179

con người này, những con người khác cũng hết sức giống nhau... Lần lượt trước
sau nhau, sự vật rời bỏ ta”.

“Chiếc cung trí tuệ ta đã chùng rồi. Về những gì ta đã viết, ta tự hỏi: “Ta viết

về cái gì vậy?” Cái trước kia ta đã từng hiểu, nay ta không còn hiểu nữa. Và
những gì ta đã học, thì nay ta quên. Ta chết dần chết mòn, và hình như phải làm
tất cả và ta rơi vào trạng thái lúc tuổi ta hai mươi”.

“Ta cũng phải tìm cách làm cho người ta tin rằng ta vẫn còn cảm nhận điều gì

đó, trong lúc ta chẳng còn cảm nhận gì nữa hết. Thế giới chỉ lướt qua ta”.

“Ở tuổi ta, người ta không còn muốn quan tâm tới người khác nữa. Ngày nay,

chỉ còn lại một cái: “Có sao đâu đối với ta!” mênh mông: đối với ta, nó bao trùm
cả thế giới”.

Nhân vật chủ yếu trong tiểu thuyết Đạo luật (La Loi) của Vailland, là một ông

già 72 tuổi, Don Cesare, một điền chủ giàu có, được trọng vọng. Ông đọc nhiều,
có đồ mỹ nghệ phẩm cổ, viết lịch sử một đô thị cổ Hy Lạp, ngày trước nằm
trong vùng đất Italia hiện ông đang ở. Sức khỏe rất tốt, ông vẫn là tay thiện xạ
bậc nhất trong vùng và sống giữa đám phụ nữ quây quần trong đó có một người
chung sống với ông. Nhưng đã từ lâu, ông tập không quan tâm tới gì hết. Ông
không thích quấy rầy những người thừa kế nữa vì biết rằng tính cách hèn hạ của
con người là không giới hạn. Bề ngoài, cuộc sống của ông giống như từ xưa đến
nay. Ông nằm cạnh Elvire, nhưng không chuyện trò với nàng và ít khi đụng tới
người nàng. Ông săn bắn, nhưng “thậm chí ánh mắt ông không sáng lên”. Ông
nói, nhưng “lời nói ông vang lên trong một thế giới không có tiếng vọng”. Ông
vẫn ngắm nghía các mỹ nghệ phẩm cổ, nhưng không ghi chép gì nữa. Ông
không yêu, không ghét, không ham muốn và cảm thấy mình giống những “kẻ vô
công rồi nghề” suốt ngày khoanh tay trên quảng trường của làng. Hình như tuy
vẫn còn trẻ Vailland bắt đầu cảm thấy về phần riêng mình trạng thái “không
quan tâm” mà ông cho là dấu hiệu của “phẩm chất” một con người.

Cần nói tới vị trí rất đặc biệt của tuổi già trong cái mà người ta từng gọi là

“sân khấu về cái phi lý” (théâtre de l’absurde”). Trong Những chiếc ghế của
Ionisco, chúng ta bắt gặp một đôi vợ chồng già khép mình trong ký ức về quá
khứ và tìm cách làm nó sống lại. Họ tổ chức một buổi tiếp khách không có một
ai đến, tiếp đón những tân khách vô hình, sắp xếp chỗ ngồi cho họ, đi đi lại lại
giữa họ, đụng vào người họ, trong lúc sân khấu đầy rẫy những chiếc ghế bỏ
trống không; qua sự nhầm lẫn của họ, chính là bản thân hiện thực họ khơi dậy -
những buổi dạ hội lộng lẫy, những buổi họp mặt của xã hội thượng lưu - một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.