TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 178

theo năm tháng, mà trái lại, mòn mỏi dần. Tuổi tác kéo theo sự thải loại, và
những giá trị gắn bền với tuổi trẻ được coi trọng.

Vì số tài liệu chúng tôi có về đời sống hiện nay của người già rất lớn, nên

những tài liệu do văn học cung cấp chỉ có một giá trị thứ yếu. Vả lại, chúng
tương đối nghèo nàn. Với chủ đề chủ yếu là sự chuyển động của thời gian bị mất
đi và được tìm thấy lại, Proust đã nói nhiều và nói rất hay về tuổi già. Nhưng đó
là một ngoại lệ. Trong Những kẻ làm bạc giả (Lex Faux-monnayeurs), Gide để
cho ông già La Pérouse nói: “Vì sao sách vở lại nói ít đến thế về người già? Có
lẽ, theo tôi nghĩ, người già không còn khả năng viết sách và khi còn trẻ, người ta
không quan tâm tới họ. Một ông già ư? Ông chẳng còn liên quan tới ai hết.” Quả
là nếu được đề cập tới trong tính chủ thể của họ, thì người già không phải là một
nhân vật lý tưởng của tiểu thuyết: đó là một con người đã hoàn mãn, cứng đờ,
không đợi chờ, không hy vọng; đối với họ, mọi việc đã xong, và cái chết đang
chờ sẵn; vì vậy, tất cả những gì có thể xảy ra đều không có gì quan trọng. Mặt
khác, nhà tiểu thuyết có thể đồng nhất hóa mình với một người còn trẻ hơn mình
vì đã trải qua lớp tuổi ấy; còn về người già, thì họ chỉ biết từ bên ngoài... Vì vậy,
thông thường, họ chỉ dành cho người già một vai trò thứ yếu và những bức chân
dung họ vẽ lên về người già thường sơ lược hay ước lệ. Thế kỷ XX kế thừa
những thứ sáo mòn của các thế kỷ trước. Trải qua thời gian, khái niệm tuổi già
ngày một thêm phong phú trên các bình diện xã hội, tâm lý, sinh học. Tuy vậy,
những tác phẩm sáo mòn vẫn tiếp diễn. Dù chúng mâu thuẫn với nhau cũng
không mấy quan trọng: chúng đã cũ kỹ tới mức được lặp đi lặp lại trong sự thờ ơ
chung. Tuổi già là một mùa thu, nhiều hoa thơm, trái ngọt; nhưng tuổi già cũng
là một mùa đông cằn cỗi với những ngày lạnh lẽo, sương giá. Nó có cái êm ả
của những buổi chiều đẹp trời. Nhưng người ta cũng cho tuổi già là cảnh âu sầu
tối tăm của bóng hoàng hôn. Hình ảnh “ông già hiền hòa” và hình ảnh “ông già
gắt gỏng” vẫn hòa hợp với nhau. Có một huyền thoại ngày nay rất phát triển:
huyền thoại về thái độ dửng dưng rất quen thuộc của tuổi già. Montherlant, vốn
luôn luôn có thái độ cách biệt khinh khỉnh đối với vật và người, đã gán thái độ
ấy cho nhà vua trong tác phẩm Nữ hoàng quá cố; một con người cao tuổi mà
trong lời bình luận, tác giả cho là “từ từ tách khỏi những gì thuộc về con người”,
ông cho thái độ thờ ơ một cách sáng suốt của Ferrante là cao cả:

“Đối với ta, tất cả đều là lặp lại, là điệp khúc. Ta trải qua ngày tháng để làm

lại tất cả những gì ta đã làm, và để làm lại cái đó không tốt bằng trước. Đối với
ta, cái ta thành công, cái ta thất bại, đều một ý nghĩa như nhau. Và ta thấy những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.