TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 181

Như chúng tôi đã nói trên đây, trong chương này, chúng tôi không phác họa

một lịch sử về tuổi già, mà chỉ miêu tả thái độ của các xã hội trong lịch sử đối
với người già và hình ảnh những xã hội ấy dựng lên về người già. Đặc điểm của
tất cả các nền văn minh chúng ta được biết cho tới ngày nay đều là sự đối lập
giữa một giai cấp bóc lột và những giai cấp bị bóc lột. Từ “tuổi già” bao hàm hai
loại hiện thực khác nhau xa, tùy theo người ta xem xét loại này hay loại kia.
Hiện tượng làm sai lệch các viễn cảnh, là ở chỗ những luồng suy nghĩ, những tác
phẩm, những bằng chứng liên quan tới tuổi già bao giờ cũng phản ánh cuộc sống
của những người được ưu đãi: chỉ riêng một mình họ lên tiếng và cho tới thế kỷ
XIX, họ chỉ nói về họ. Trước hết, chúng tôi sẽ nói lại vắn tắt về những người
được ưu đãi này.

Số phận những người thuộc phe thiểu số, những người không sinh lợi, phụ

thuộc vào số đông còn hoạt động. Khi số đông này muốn tránh sự cạnh tranh vô
chính phủ giữa các thành viên của mình, và duy trì trật tự đã an bài, thì số đông
này muốn chọn làm trung gian, làm trọng tài hay đại diện, những người thuộc
một loại khác mà tất cả những người khác đều có thể đồng tình với quyền uy của
họ: vị trí ấy, tất nhiên thuộc về người già

[109]

. Người già đôi khi có quyền lực

thực sự, đôi khi giữ vai trò giống như vai trò của những con số ảo trong một số
phép tính: cần thiết cho quá trình diễn ra các phép toán, chúng bị loại một khi
thu được kết quả. Tuổi già vốn hùng mạnh ở nước Trung Hoa tôn ti trật tự và
bảo thủ; ở Sparte và trong các chế độ đầu sỏ ở Hy Lạp; ở La Mã cho tới thế kỷ II
và trước C.N. Nó không giữ một vai trò chính trị nào trong những thời kỳ biến
đổi, bành trướng, cách mạng. Vào những thời kỳ quyền sở hữu được thể chế
hóa, giai cấp thống trị tôn trọng người chủ sở hữu; tích lũy được trong cuộc sống
bất động sản, hàng hóa hay tiền bạc, người già, với tư cách những người giàu có,
có tiếng nói trọng lượng hơn trong đời sống công cộng và đời sống riêng.

Ý thức hệ của giai cấp thống trị nhằm biện hộ cho hành vi của mình. Chịu sự

điều khiển hay ảnh hưởng của người già, ý thức hệ ấy cho tuổi già là có giá trị.
Có những nhà triết học, nhà chính luận gắn liền khái niệm tuổi già với khái niệm
đạo đức và ca ngợi kinh nghiệm của lớp tuổi này. Tuổi già có thể là sự hoàn mãn
cuộc sống theo hai nghĩa của từ này; tuổi già kết thúc cuộc sống và là sự hoàn
thành tuyệt vời cuộc sống ấy. Người ta tôn vinh tuổi già với tư cách lớp tuổi ấy.
Tuổi già là một điều kiện để đạt tới một số phẩm cách, một số chức chưởng. Tỏ
lòng tôn kính tuổi già, là ý nghĩa của những buổi khánh tiết được tổ chức rất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.