TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 182

nhiều, nhất là ở Đức: kỷ niệm ngày sinh lần thứ 70, 80 của một nhạc sĩ, một triết
gia, người ta tổ chức những buổi liên hoan trọng thể.

Tuy nhiên, dù trật tự xã hội vững chắc buộc các thế hệ còn trẻ công nhận

quyền lực chính trị hay kinh tế của những thế hệ già nhất, thông thường, các thế
hệ còn trẻ vẫn chịu đựng quyền lực ấy một cách bực bội. Nhạy cảm với một sự
suy sụt về thể lực, mà họ e sợ cho chính bản thân mình, lớp trẻ tấn công, chế
giễu người già

[110]

. Đối lập với huyền thoại người già vĩ đại được năm tháng làm

cho ngày thêm phong phú, là huyền thoại về ông già ngày một nhỏ bé, khô héo,
queo quắt như Tithon và bà thầy bói ở Tibuay.

Mặt khác, tuy không được nói tới, nhưng cuộc sống những người già bị bóc

lột có ảnh hưởng sâu xa tới quan niệm của những người có đặc quyền đặc lợi.
Chúng ta chỉ có nhận xét mơ hồ về cuộc sống ấy. Hình như họ chiếm số rất nhỏ
thời Trung đại và cho tới thế kỷ XVIII: ở nông thôn cũng như thành thị, người
lao động đều chết sớm. Những người sống sót phải dựa vào một gia đình thông
thường quá nghèo đói nên không thể nuôi dưỡng họ; người ta đành trông chờ
hoạt động từ thiện công cộng, hảo tâm của những nhà quý tộc, các tu viện. Ở
một vài thời kỳ, thậm chí những thứ đó cũng bị từ chối; số phận của họ đặc biệt
cay cực khi chủ nghĩa tư bản ra đời ở nước Anh thanh giáo và trong cách mạng
công nghiệp ở thế kỷ XIX. Xã hội không trực tiếp bóc lột họ, chừng nào họ
không còn có thể để bán sức lao động nữa, nhưng không phải vì vậy mà không
còn là nạn nhân của tình trạng bị bóc lột. Ở tuổi thanh niên và tráng niên của
mình, họ chỉ được giai cấp thống trị cấp cho những gì cần thiết để sống sót; một
khi kiệt sức vì lao động, họ bị bỏ rơi, với hai bàn tay trắng.

Vô ích, vướng víu, thân phận họ giống như thân phận người già trong xã hội

nguyên thủy. Chủ yếu nó phụ thuộc vào gia đình. Vì yêu thương hay vì sợ dư
luận, một số gia đình tỏ lòng ân cần hay chí ít cũng đối xử đúng mức. Nhưng
thông thường, họ hay bị bỏ mặc, bị đưa vào dưỡng đường, bị xua đuổi, và thậm
chí bị đánh đập một cách lén lút.

Giai cấp thống trị chứng kiến một cách thờ ơ những tấn thảm kịch ấy: những

cố gắng của họ để cứu giúp người già nghèo đói bao giờ cũng không đáng kể.
Từ thế kỷ XIX, số lượng những người này tăng lên nhiều, giai cấp thống trị
không thể bỏ qua. Để biện hộ cho thái độ thờ ơ man rợ của mình, họ buộc phải
hạ thấp giá trị của lớp người này. Còn hơn cả cuộc xung đột giữa các thế hệ,
chính đấu tranh giai cấp mang lại tính hai mặt của khái niệm tuổi già.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.