TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 184

Tính tương hỗ chủ yếu yêu cầu tôi nắm bắt tầm vóc mục đích luận (dimension

téléologique) của người kia, từ tầm vóc mục đích luận của riêng mình. Khi
người bệnh không còn có quan hệ với những mục đích của chính mình nữa trong
những trường hợp phi nhân cách hóa (dépersonnalisation) mang tính chất bệnh
lý (pathologique), thì người bệnh cho là người ta đại diện cho một loài xa lạ.
Tình hình xảy ra ngược lại trong trường hợp quan hệ giữa người trưởng thành
với người già. Người già - trừ trường hợp ngoại lệ - không làm gì nữa hết.
Người già được xác định bởi một exis (sự tồn tại), chứ không phải bởi một
praxis. Thời gian đưa người đó tới một mục đích - cái chết - vốn không phải là
mục đích của mình, không do một dự định đặt ra. Và chính vì vậy, những người
đang ở độ tuổi lao động xem người già là một “loài xa lạ” trong đó họ không tự
nhận ra mình. Tôi đã nói là tuổi già gây nên một thứ kinh tởm về sinh học; bằng
một thứ tự vệ, người ta quẳng nó ra xa; nhưng chỉ có thể quẳng xa khi sự đồng
lõa về nguyên tắc với mọi hoạt động không còn có tác động trong trường hợp
này.

Cho tới một điểm nhất định, hoàn cảnh này của người già đối xứng với hoàn

cảnh của đứa trẻ mà đối với đứa trẻ này, người trưởng thành cũng không thiết
lập quan hệ tương hỗ. Không phải ngẫu nhiên mà người ta sẵn sàng nói trong
các gia đình về “đứa trẻ kỳ lạ so với tuổi nó” và cũng cả về “ông già kỳ lạ so với
tuổi của ông”; cái kỳ lạ là ở chỗ chưa phải là người hay không còn là người nữa,
nhưng họ lại có hành vi của con người. Chúng ta đã thấy trong nhiều cộng đồng
nguyên thủy, họ cùng thuộc về một lớp tuổi như nhau, và trong quá trình Lịch
sử, thái độ của người lớn, nói chung, giống nhau đối với cả trẻ em lẫn người già.
Duy có điều là vì trẻ em là người lao động tương lai nên xã hội đảm bảo tương
lai cho chính mình trong lúc trông chờ vào trẻ em, còn đối với xã hội, người già
chỉ là một người chết trong ngày một ngày hai.

Khái niệm không có quan hệ tương hỗ là không đủ để xác định cụ thể mối

quan hệ giữa người lớn và người cao tuổi. Mối quan hệ này phụ thuộc vào quan
hệ con cái - cha mẹ, và nhất là vào quan hệ của con trai đối với bố thông qua
mẹ, vì chúng ta sống trong một thế giới nam giới và vì tuổi già trước hết là một
vấn đề thuộc nam giới.

Theo Freud, đặc trưng của mối quan hệ này là tính hai mặt của

[112]

. Người

con trai tôn trọng, ca ngợi bố, muốn đồng nhất hóa với bố và thậm chí thay thế
bố; nguyện vọng này làm này sinh hận thù và sợ hãi. Các nhân vật trong huyền
thoại bao giờ cũng nổi dậy chống lại bố và cuối cùng giết chết bố. Trong thực tế,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.