việc sát hại ấy mang ý nghĩa tượng trưng. Hình ảnh ông bố không còn mang
theo uy tín của nó nữa; và lúc đó, người con trai có thể hòa hợp với bố. Nhưng
quá trình hòa hợp chỉ hoàn thành khi trên thực tế, hắn đã chiếm vị trí của ông.
Như thế - theo Freud - trong đạo Cơ đốc, có một sự hòa hợp dẫn tới sự phế truất
của Cha, vì Giêxu chuyển lên vị trí hàng đầu. Chừng nào còn tồn tại sự đối
kháng, thì nó không mang tính chất tương hỗ; nó sống động ở người con, dưới
dạng gây gổ, hận thù, và nói chung, không xuất hiện ở ông bố. Chắc hẳn, lòng
oán hận mang tính chất gây gổ - bản năng giới tính tạo nên cái khuôn khổ trong
đó phát triển mối quan hệ một chiều của lớp trẻ đối với người già. (Khi xảy ra,
mối oán hận của người già đối với lớp trẻ chỉ là một thái độ phản ứng thứ yếu).
Người ta giết chết ông bố, trong lúc làm giảm giá trị của ông, nhưng muốn như
vậy, cần làm mất uy tín của tuổi già với tư cách lớp tuổi ấy.
Đặc trưng cho thái độ thực tiễn của người lớn đối với người già, là tính hai
mặt (duplicité) của họ. Họ khuất phục đến một chừng mực nhất định nên đạo lý
chính thức bị áp đặt trong những thế kỷ trước và buộc họ phải tôn trọng. Nhưng
họ có lợi trong việc đối xử với người già như đối những con người thấp kém và
thuyết phục người già về tình trạng suy sút của mình. Họ thiết tha làm cho người
bố cảm thấy những sự yếu kém, vụng về của mình để người già nhường lại vai
trò lãnh đạo công việc, không còn có những lời khuyên bảo và chịu nhẫn nhục
với một vai trò thụ động. Nếu sức ép của dư luận buộc họ phải cứu trợ bố mẹ
già, thì họ muốn cai quản bố mẹ theo ý riêng mình: càng nghĩ bố mẹ không còn
có thể tự lập nữa thì họ càng bớt băn khoăn.
Người lớn hành hạ người già phụ thuộc vào họ một cách xảo trá. Họ không
dám ra lệnh trực tiếp, vì không được quyền buộc người già phải vâng lời mình:
họ tránh việc tấn công trực diện, mà tìm mưu mô để thao túng. Dĩ nhiên, người
ta viện cớ là vì quyền lợi của người già. Cả gia đình cùng đồng lõa. Họ làm xói
mòn sự chống đối của người già, quá ân cần sốt sắng làm người già tê liệt, đối
xử với một thứ tốt bụng mỉa mai, nói năng theo kiểu bậy bạ, và thậm chí có
những cái nháy mắt ra hiệu ngầm cho nhau, và thốt ra những lời lẽ xúc phạm.
Nếu thuyết phục và dùng mưu mô không thành công, người ta không ngần ngại
dối trá hay dùng bạo lực. Chẳng hạn, người ta thuyết phục người già tạm thời
vào một nhà dưỡng lão rồi bỏ mặc ở đấy. Phụ nữ, thiếu niên sống trong sự tùy
thuộc về kinh tế vào một người đàn ông có nhiều khả năng tự vệ hơn người già:
người vợ cùng chồng chung chăn chung gối và làm công việc nội trợ; cậu thiếu
niên sẽ trở thành một người lớn có thể đòi hỏi tiền công; còn người già thì chỉ có