TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 187

Mỹ vẫn “hỏi cung” họ một cách man rợ chẳng khác gì người tráng niên: họ cũng
có thể cung cấp tin tức như những người khác.

Quan hệ của thanh niên, thiếu niên với người già phản ánh mối quan hệ giữa

họ với bố ít hơn là với ông: từ thế kỷ trước giữa ông và cháu, thường có tình yêu
thương lẫn nhau. Phẫn nộ đối với người lớn, thanh, thiếu niên cho người già
cũng là những người bị áp bức như chính bản thân mình: họ đoàn kết với người
già. Ở Tiệp Khắc, từ tháng giêng 1968, thanh niên phát động một chiến dịch
phẫn nộ ủng hộ tuổi già. Tâm lý thích người già (gerontophilie) của một số thiếu
phụ được giải thích bằng hiện tượng định hình vào hình ảnh người ông. Nhưng
nếu ông bà là một gánh nặng đối với gia đình, thì thanh niên cho việc mình phải
chịu hy sinh để kéo dài cuộc sống của họ là bất công. Trong Cochecito, một bộ
phim Tây Ban Nha tàn bạo và hấp dẫn, một cô gái sốt ruột chờ đợi cái chết của
người ông: cô ta thèm muốn căn phòng ở của ông. Lòng oán giận này, thông
thường, mọi người già đều phải chịu đựng. Lớp trẻ ganh tị các đặc quyền kinh tế
hay xã hội của người già mà họ cho là đồ bỏ đi. Ít đạo đức giả hơi, người lớn, họ
bày tỏ rõ rệt hơn lòng oán giận của mình.

Nhiều trẻ em yêu dấu ông

[113]

và người ta dạy bảo chúng tôn trọng người

già. Tuy nhiên, nếu người già thuộc các tầng lớp dưới, thì trẻ em bao giờ cũng
có xu hướng chế giễu họ: nỗi oán hờn của chúng đối với cả thế giới người lớn áp
bức chúng dồn cả vào người lớn già yếu, bị “phế truất” và kỳ dị này. Tôi còn
nhớ những chú em họ tôi, có hai chị em tôi đi theo sau, ở La Grie, đã chế giễu ra
sao những người gia sư già của họ: vì vị trí xã hội thấp của những người này,
người lớn để mặc cho chúng tôi làm. Tác giả Vian đã bám sát chân lý khi ông
hình dung một hội chợ trong Đau lòng (L’Arrache-coeur), tổ chức cho người
già: những người già nghèo bị đem ra bán đấu giá và những bậc cha mẹ mua làm
quà cho con cái để làm đồ chơi.

***

Sauvy viết: “Trong tất cả các hiện tượng đương đại, hiện tượng ít bị tranh cãi

nhất, tiến triển một cách vững chắc nhất, dễ dàng dự kiến một cách lâu dài nhất
và có lẽ mang lại nhiều hệ quả nhất, là hiện tượng dân số già đi”.

Từ thời Cổ đại, niềm hy vọng tuổi thọ lúc ra đời không ngừng tăng lên; nó là

18 tuổi dưới thời người La Mã; 25 tuổi ở thế kỷ XVII. Lúc bấy giờ, “người con
trai trung bình” lên 14 khi ông bố qua đời. (Sau này, tuổi ấy sẽ là 55 hay 60).
Trong số một trăm trẻ em, thì hai nhăm chết trước 1 tuổi, hai nhăm khác, trước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.