CHƯƠNG BỐN
TUỔI GIÀ TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY
A
i cũng biết là cuộc sống người già ngày nay rất tồi tệ. Trước khi nghiên
cứu chi tiết hoàn cảnh này, cần thử tìm xem do đâu mà xã hội dễ dàng chấp nhận
tình hình như vậy. Nhìn chung, xã hội làm ngơ trước những sự lạm dụng, những
vụ tai tiếng, những tấn thảm kịch không làm lung lay thế cân bằng của mình; xã
hội cũng không quan tâm tới số phận trẻ em được cứu tế, thanh niên phạm tội,
người tật nguyền nhiều hơn số phận người già. Nhưng dẫu sao, trong trường hợp
sau cùng này, thái độ của xã hội cũng kỳ lạ hơn một cách tiên nghiệm; mỗi thành
viên trong tập thể ắt phải biết là tương lai của mình nằm trong cuộc; và hầu như
mọi người đều có quan hệ cá nhân và chặt chẽ với một số người già. Giải thích
thế nào đây thái độ của họ? Chính giai cấp thống trị áp đặt quy chế cho người
già; những nhân dân đang ở tuổi lao động nói chung tự biến mình thành kẻ đồng
lõa. Trong đời sống riêng, con, cháu không hề tìm cách an ủi số phận của cha,
ông. Vậy chúng ta hãy tìm xem thái độ của người lớn và của thanh niên, nói
chung, đối với thế hệ trước ra sao.
Một xã hội là một tổng thể được phân nhỏ. Các thành viên tách khỏi nhau
nhưng lại gắn bó với nhau trong những mối quan hệ tương hỗ: các cá nhân bao
gồm lẫn nhau, không phải với tư cách những con người trừu tượng, mà là qua
tính đa dạng của quá trình hoạt động làm biến đổi thế giới (praxis) của mình.
“Nền tảng của sự bao gồm (comprehension), là sự cộng tác về nguyên tắc với
mọi hoạt động: mỗi khi một mục đích được biểu đạt (signiflée), thì nó tách ra
khỏi sự thống nhất hữu cơ của mọi mục đích của con người
. Theo Sartre,
tính tương hỗ bao gồm: 1) mục đích Kia là phương tiện của một mục đích siêu
nghiệm (fin transcendante); 2) tôi thừa nhận nó là praxis, đồng thời tôi hội nhập
nó với tư cách khách thể, vào dự định tổng hợp của mình; 3) tôi thừa nhận sự
vận động tới mục đích của nó trong quá trình vận động của tôi tới mục đích của
chính mình; 4) tôi tự phát hiện mình với tư cách khách thể và công cụ của các
mục đích của nó do chính bản thân hành vi tạo nên nó cho các mục đích của tôi
với tư cách công cụ khách quan. Trong mối quan hệ ấy, cái này tước đoạt của cái
kia một phương diện thực hiện và chỉ ra cho cái kia những giới hạn của nó;
người trí thức tự nhận biết là trí thức trước một người lao động chân tay.