trợ cấp là phần thưởng sau một thế kỷ dài phục vụ trung thành. Trợ cấp trở nên
có tổ chức và thành tập quán với hai điều kiện: nhiều năm lao động và một độ
tuổi nhất định.
Cuối thế kỷ XIX, Đức phát triển nhanh chủ nghĩa tư bản và phát triển mạnh
công nghiệp; đồng thời, trào lưu xã hội chủ nghĩa lớn mạnh và được củng cố.
Bismarck hiểu rằng muốn ngăn chặn nó, phải đảm bảo cho giai cấp vô sản một
sự an toàn tối thiểu. Từ 1883 đến 1889, hệ thống bảo hiểm xã hội được tổ chức
hoàn chỉnh và mở rộng từ 1890 đến 1910. Chủ yếu nhằm bù đắp những nguy cơ
tai nạn, nó cũng bảo vệ người làm công ăn lương chống tình trạng tuổi già
không con năng lực lao động. Cả chủ lẫn thợ đều bắt buộc phải đóng góp, trong
lúc Nhà nước xét trợ cấp. Loại hình chế độ này về sau được thiết lập ở
Luxembourg, Rumani, Thụy Điển, Áo, Hung, Na Uy. Có một quan niệm khác về
chế độ hưu trí: việc bảo vệ người làm công ăn lương do thuế khóa đài thọ. Chế
độ này chiếm ưu thế ở Đan Mạch năm 1891, New Zeland năm 1898; manh nha
ở Anh năm 1908 và áp dụng ở đây năm 1925. Ở Pháp, một phần đạo luật mồng
5 tháng tư 1910 về chế độ hưu trí cho công nhân và nông dân vẫn không được
áp dụng: pháp chế không dám ép buộc người làm công ăn lương cũng như giới
chủ đóng góp. Đạo luật mồng 5 tháng tư 1928, được sửa đổi ngày 30 tháng tư
1930, đánh dấu một nỗ lực quan trọng đầu tiên để đảm bảo chế độ hưu trí cho
người lao động. Đó là một chế độ hai mặt: tư bản hóa và phân phối. Năm 1933,
khi Liên đoàn Lao động quốc tế (C.I.T) áp dụng các thỏa ước số 35 đến 40 về
chế độ hưu trí cho người già, đã có 28 nước, - trong đó 6 nước ở ngoài châu Âu -
ban hành chế độ trợ cấp. Ở Pháp, ngày 14 tháng năm 1941, một đạo luật ấn định
một khoản trợ cấp đặc biệt cho những người lao động bất hạnh. Đó là quyết định
ngày 19 tháng mười 1945 quy định bảo hiểm - tuổi già.
Lúc đầu, trợ cấp được áp dụng cho người làm công ăn lương ở các doanh
nghiệp thương mại và công nghiệp; nhẽ ra phải được thi hành cho toàn thể nhân
dân nói chung, nhưng dự luật này thất bại vì bị các tầng lớp trung lưu không làm
công ăn lương phản đối. Năm 1956, được thành lập Quỹ đoàn kết quốc gia, và
ngày nay, 80% người Pháp hưởng phụ cấp hưu trí. Năm 1964, trong số 112
Quốc gia - thành viên của C.I.T., 68 có chế độ hưu trí. Thông thường chế độ
quốc gia bảo hiểm xã hội là quá tốn kém đối với các nước đang phát triển. Ailen
không có chế độ bảo hiểm xã hội mà chỉ có chế độ cứu tế.
Nhà nước qui định tuổi hưu trí của người lao động; đó cũng là tuổi giới chủ
thuộc khu vực Nhà nước và tư nhân chọn để sa thải nhân viên, vì vậy, là tuổi từ