lớp người ở độ tuổi lao động, cá nhân chuyển sang lớp người vượt quá độ tuổi
ấy. Sự thay đổi này xảy tới lúc nào? Lợi tức lên tới bao nhiêu? Để quyết định, xã
hội phải căn cứ vào hai yếu tố: quyền lợi của bản thân xã hội và quyền lợi của
người được trợ cấp.
Trong số các nước tư bản chủ nghĩa, có ba nước cho việc bảo đảm một cuộc
sống tử tế là một yêu cầu: Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch. Nhằm đảm bảo cho
mỗi người sự bảo hộ trọn vẹn nhất, thu nhập cao bị đánh thuế nặng, xa xỉ phẩm
chịu thuế rất cao. Người cao tuổi được hưởng những điều kiện trên đây, đặc biệt
là ở Thụy Điển, với 12% dân số là người già và tuổi thọ trung bình cao nhất
châu Âu: 76 tuổi. Đạo luật đầu tiên về tuổi già mới ra đời năm 1930, nhưng chế
độ bảo hiểm nay được áp dụng cho toàn dân và thường xuyên được cải tiến. Bất
luận nguồn thu nhập bao nhiêu, mọi công dân đều được hưởng một khoản trợ
cấp khi đến 67 tuổi, tuổi qui định nghỉ hưu. Mức cơ bản tối thiểu là 4.595
K.S
cho một người sống độc thân, 7.150 K.S cho một cặp vợ chồng. Năm
1960, được thi hành một chế độ trợ cấp bổ sung; tổng cộng người nghỉ hưu được
lĩnh hai phần ba lương bình quân hàng năm, tính theo mười lăm năm thưởng
mức lương cao nhất. Viên chức và quân nhân chuyên nghiệp về hưu lúc 65 tuổi.
Một số người lao động khác cũng nghỉ việc vào tuổi này, và trong hai năm được
hưởng bảo hiểm của tư nhân. Nhưng nhìn chung, vì nhiệm vụ thích ứng với các
lớp tuổi và không bao giờ đòi hòi nỗ lực quá mức, nên họ muốn làm việc cho tới
cùng. Tình hình cũng tương tự ở Na Uy, với hạn tuổi là 70, và ở Đan Mạch, với
hạn tuổi là từ 65 đến 67 đối với đàn ông, và từ 60 đến 62 đối với phụ nữ.
Ở các nước tư bản chủ nghĩa khác, thì tình hình hoàn toàn khác. Những nước
này hình như chỉ hoàn toàn tính đến lợi ích của nền kinh tế, tức là của vốn đầu
tư, chứ không phải lợi ích của con người. Bị loại trừ sớm khỏi thị trường lao
động, người nghỉ hưu là một gánh nặng mà các xã hội dựa trên lợi nhuận đảm
bảo một cách dè sẻn. Cho phép người lao động tiếp tục lao động chừng nào họ
còn lao động được và sau đó đảm bảo cho họ một cuộc sống tử tế, là một giải
pháp đúng đắn. Cho họ nghỉ hưu sớm trong lúc bảo đảm cho họ một mức sống
tử tế, cũng là một giải pháp có giá trị. Nhưng khi không còn để cho cá nhân khả
năng lao động nữa, chế độ dân chủ tư sản dồn phần lớn số họ vào cảnh khốn
cùng. Đặc biệt là ở Pháp, chính sách đối với tuổi già thật tồi tệ. Sau chiến tranh,
người ta cố gắng nâng cao tỷ lệ sinh đẻ, và một phần quan trọng ngân sách được
dành cho phụ cấp gia đình: tuổi già bị hy sinh. Nhận thức ra vấn đề này, ngày 8
tháng tư 1960, Chính phủ lập một Ủy ban nghiên cứu những vấn đề tuổi già do