ông Lacoque làm chủ tịch, ông công bố một bản báo cáo về vấn đề này, nhưng
chưa đưa lại kết quả gì.
Tuổi nghỉ hưu là 65 cho cả hai giới nam, nữ ở Bỉ, Tây Đức, Luxembourg, Hà
Lan; là 65 đối nam, 60 đối với nữ ở Áo, Anh, Hy Lạp. Nói chung, tuổi hạn định
có thấp hơn đối với thợ mỏ, và thông thường đối với cả quân đội, hiến binh,
hàng không dân dụng, vận tải, giáo dục tiểu học. Ở Pháp, tuổi nghỉ hưu được ấn
định là 55 đối với cảnh sát và giáo viên tiểu học; và nếu họ muốn, có thể kéo dài
tới 60; tuổi nghỉ hưu là 60 đối với số đông viên chức, và đặc biệt là đối với
ngành giáo dục; 65 đối với một số viên chức khác, chẳng hạn ở Văn phòng quận
Seine, ở nhiều doanh nghiệp tư nhân, tuổi nghỉ hưu được ấn định là 65 theo nội
quy; ở một số rất ít doanh nghiệp - 3% so với 97% - là 60. Đôi khi, không có nội
quy: nói chung, tuổi nghỉ hưu là khoảng 65.
Một số chế độ cứu trợ tiền giả định tuổi già đồng nghĩa với tình trạng tàn phế,
và hưu trí đồng nghĩa với một sự trợ giúp dành cho những người nghèo khó:
người được trợ cấp không được phép làm bất kỳ công việc lao động có tiền công
nào. Ở Bỉ, cho tới năm 1968, họ chỉ được phép lao động có tiền công 60 giờ mỗi
tháng; hiện nay, là 90 giờ. Những nước khác thì cho là tập thể phải chịu trách
nhiệm đối với người lao động già. Pháp, Đức, Luxembourg, Hà Lan, Thụy Sĩ
cho phép vừa hưởng trợ cấp vừa lao động. Nếu có thể được, những người hưu trí
lợi dụng hoàn cảnh này. Theo một cuộc điều tra của Viện quốc gia nghiên cứu
dân số ở Pháp tháng bảy 1946, thì 29% trên tổng số 2.500 người được hỏi, lao
động trung bình mỗi tuần 25 tiếng, đôi khi trong một ngành có quan hệ với
ngành họ hoạt động ngày trước: nhà giáo thì dạy học; nhân viên thu thuế trở
thành cố vấn tài chính với tư cách cá nhân. Người ta tính toán thì thấy ngày nay,
để đủ sống, hơn một phần ba số người trên 60 tuổi, một phần tư số người trên 65
tuổi làm công việc vặt, nhất là phụ nữ: họ làm công việc nội trợ, và bị trả công
thấp hơn biểu giá của nghiệp đoàn.
Nói chung, người ta nhận thấy từ một nửa thế kỷ nay, nhân lực giảm sút trong
phạm vi người cao tuổi. Từ 1931 đến 1951, trong lúc tỷ lệ người già ở đâu cũng
tăng thêm, thì số người lao động cao tuổi giảm bớt. Ở Pháp - một trong những
nước tỷ lệ người già cao nhất - số người lao động cao tuổi, so với tổng số người
già, từ 59,4% rút xuống còn 36,1%; ở Italia, từ 72% xuống còn 33%; ở Thụy Sĩ,
từ 62,5% xuống còn 50,7%. Quả là ngày nay, số người già 70 và 80 tuổi nhiều
hơn ngày trước nhiều. Nhưng dù có xem xét nhóm tuổi 65 - 69, thì tỷ lệ người
lao động cũng giảm bớt. Người ta bắt gặp người già tiếp tục lao động trong số