bất lực, cái xấu xí, bệnh tật. Tuổi già của người khác cũng gợi lên một sự ghê
tởm tức thời. Sự phản ứng cơ bản này vẫn tồn tại ngay cả khi bị tập tục dồn nén.
Đây là cội nguồn một sự trái ngược mà chúng ta bắt gặp nhiều ví dụ.
***
Mọi xã hội đều có khuynh hướng sống, sống mãi; nó kích thích sức sống, khả
năng sinh sản gắn liền với tuổi trẻ; nó e sợ sự hao mòn và tình trạng không sinh
sản của tuổi già. Đó là điều nổi bật, cùng với những điều khác, trong các công
trình của Frazer. Theo ông, trong nhiều tập thể, người ta tôn kính người thủ lĩnh
như là hiện thân của vị thần sau này sẽ ở trong thân thể người thay thế người đó;
nhưng nếu bị suy yếu đi vì tuổi tác, vị thần không còn có thể bảo vệ cộng đồng
có hiệu quả nữa: bởi vậy, cần giết chết viên thủ lĩnh trước khi chưa bắt đầu sự
suy tàn. Frazer giải thích như vậy vụ sát hại vị linh mục ở Nemi thời cổ đại và
vụ sát hại người ta vẫn còn nhận thấy vào đầu thế kỷ ở người Silluk vùng sông
Nin trắng: vị thủ lĩnh bị giết chết khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tật,
yếu đuối, bất lực
. Chẳng hạn, người ta giết chết vị giáo chủ ở Congo mỗi khi
sức khỏe ông ta hình như bị tổn thương; nếu ông bị chết một cách tự nhiên, sức
lực bị cạn kiệt, thì vị thần sẽ bị chết theo ông và ngay lập tức thế giới sẽ bị tiêu
diệt. Cũng chẳng hạn, người ta giết chết nhà vua ở Calicut. Bị sát hại giữa lúc
tràn đầy sức lực, vị thủ lĩnh truyền lại cho người thừa kế một linh hồn tráng
kiện.
Theo Frazer, những niềm tin tương tự dẫn người già, ở quần đảo Fidji và
nhiều nơi khác tới chỗ tự sát: họ nghĩ mình sẽ sống mãi với lớp tuổi của mình
khi từ bỏ thế giới này; vì vậy, họ không chờ đợi sự suy tàn chắc hẳn là phần
dành cho họ một cách vĩnh hằng.
Cần so sánh những tập tục này với tập tục “chôn sống” của người Dinka, theo
lời một số nhà quan sát
. Một số người già, mà vai trò trong cộng đồng quan
trọng tới mức được coi là chịu trách nhiệm về sự tồn tại của cộng đồng - những
người làm ra mưa, có những phép lạ khác - hễ có dấu hiệu suy yếu là bị chôn
sống trong những buổi lễ họ tự nguyện tham dự. Người ta nghĩ nếu họ trút hơi
thở cuối cùng một cách tự nhiên, thay vì giữ nó lại trong thân thể, thì cuộc sống
của cộng đồng cũng bị dập tắt theo họ. Trái lại, đối với tập thể, lễ tang của họ là
một thứ hồi sinh, một cách hồi xuân nguyên lý cuộc sống.
Thời gian trôi qua kéo theo hao mòn và suy thoái; niềm tin này thể hiện trong
các huyền thoại và nghi thức hồi sinh vốn giữ một vai trò rất lớn ở người xưa,