TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 36

người nguyên thủy và thậm chí ở các xã hội nông thôn tiên tiến hơn; đặc trưng
cho những trường hợp này, là kỹ thuật ở đấy không tiến bộ; thời gian trôi qua
không được quan niệm là báo hiệu một tương lai mà là làm cho tuổi trẻ mai một
đi; vấn đề là phải tìm thấy lại sức trẻ ấy. Nhiều huyền thoại giả định rằng sở dĩ
tạo hóa và loài người có sức mạnh để sống và trường tồn, là vì vào một lúc nào
đó, sức thanh xuân được trả lại cho họ: thế giới xưa bị tiêu diệt, và xuất hiện thế
giới ngày nay. Đó là điều những người ở Babylone hình dung: một cơn hồng
thủy đã nhấn chìm nhân loại và trái đất nổi lên từ các lớp sóng có dân cư mới
sinh sống. Huyền thoại này được nói tới trong Kinh thánh: các dân tộc ngày nay
ở xung quanh Thái Bình Dương cho là trái đất bị ngập lụt sau một lỗi lầm về
nghi thức: thị tộc này cho cội nguồn của mình là một nhân vật huyền thoại từng
may mắn thoát khỏi nạn hồng thủy. Miền đất của họ, được nước lũ sông Nil làm
cho phì nhiêu một cách định kỳ, gợi cho người Ai Cập ý nghĩ tái sinh một cách
thường xuyên: Osiris, thần Thực vật, hàng năm chết theo mùa gặt và sống lại khi
hạt nẩy mầm trong sức mạnh tươi tốt của tuổi thanh xuân được hồi sinh vô
tận

[22]

.

Nhiều nghi lễ trước kia và cả hiện nay nữa có mục đích xóa bỏ thời gian trôi

qua trong một chu kỳ nhất định: lúc đó, người ta có thể bắt đầu làm lại từ đầu
một cuộc sống thoát khỏi gánh nặng của năm tháng. Trong các buổi lễ năm mới,
người Babylone đọc thơ Sáng tạo thế giới. Người Hittite tái hiện thực hóa cuộc
chiến đấu của rắn chống thần Teshup, và cuộc chiến thắng cho phép thần sắp
xếp và cai quản thế giới, ở nhiều nơi, sự kết thúc năm cũ được đánh dấu bằng
buổi lễ thanh toán năm đó: người ta đốt năm cũ theo hình nộm; tắt các ngọn lửa
và đốt lên những ngọn khác; tổ chức những lễ tế thần rượu (orgies) mang trở lại
cảnh hỗn mang nguyên thủy: xã hội, thế giới tiêu tan và người ta tái tạo chúng
trong cái tươi mát nguyên thủy của chúng. Những buổi lễ này diễn ra trong năm
cũng như lúc đầu năm: những buổi lễ mùa xuân mang lại cho nó ý nghĩa một sự
hồi sinh của vũ trụ. Lễ đăng quang của một nhà vua thường được coi là mở đầu
một kỷ nguyên mới. Khi lên ngôi, hoàng đế Trung Hoa định một cuốn lịch mới:
trật tự cũ bị xóa bỏ, một trật tự mới ra đời... Quan niệm tái sinh giải thích một
trong những tập quán thờ đạo thần (shinto) ở Nhật Bản: đền đài đạo thần phải
định kỳ xây dựng lại hoàn toàn, đồ gỗ và trang trí phải hoàn toàn đổi mới. Đặc
biệt là đền thờ lớn Isé, cũng chính là trung tâm của đạo, cứ hai mươi năm được
xây dựng lại một lần; từ lần trùng tu đầu tiên, do nữ hoàng Joto (686 - 689) tiến
hành, đền được xây dựng lại năm mươi chín lần, cũng như cây cầu lớn dẫn vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.