Người ta bắt gặp một tình hình tương tự ở người Ainu ở Nhật trước khi họ
chịu ảnh hưởng của nền văn minh Nhật Bản. Xã hội của họ cũng rất thô sơ; khí
hậu rất lạnh và cái ăn - mà cơ sở là cá sống - thì thiếu thốn. Họ ngủ đất, có ít
dụng cụ, săn gấu và đánh cá. Kinh nghiệm của người cao tuổi không mấy có ích.
Tôn giáo của họ là một thứ thuyết vật linh thô sơ: không có đền chùa, không có
thờ phụng; họ chỉ dựng lên những cành liễu để tỏ lòng thờ kính thần linh và
được họ cho là thiêng liêng. Họ có biết một vài điệu hát nhưng không có lễ hội
và nghi thức. Nguồn giải trí chủ yếu và hầu như duy nhất là túy lúy, say sưa. Vì
vậy, người già không có truyền thống để truyền lại. Các bà mẹ không chăm sóc
con gái; sau tuổi dậy thì, chúng không còn mảy may tỏ ra gắn bó với mẹ. Người
ta thờ ơ đối với bố mẹ già. Suốt đời, phụ nữ bị đối xử như những kẻ cùng khổ,
phải lao động nặng nhọc và không được cầu nguyện, số phận họ xấu thêm theo
năm tháng. Landor kể lại một cuộc viếng thăm một túp lều năm 1893: “Khi đến
gần, tôi phát hiện ra một mớ tóc bạc trắng và hai cái móng vuốt, hầu như hai
cẳng chân người mảnh khảnh với những cái móng dài, khoằm; một vài cái
xương cá nằm rải rác trên nền đất và có phân thành đống trong một góc nhà; mùi
xông lên thật khủng khiếp. Tôi nghe một hơi thở dưới mớ tóc ấy. Tôi sờ tóc, tẽ
nó ra; rồi với một tiếng làu bàu, hai cánh tay xương xẩu chìa về phía tôi, nắm lấy
tay tôi... người đàn bà chỉ còn da bọc xương, mớ tóc dài và những chiếc móng
tay dài, trông thật đáng sợ... Bà ta hầu như bị mù, điếc và câm; vẻ như bị khớp
làm cho tay chân cứng đờ, với những dấu hiệu bị phong. Trông bà thật tội
nghiệp và kinh tởm. Bà không bị làng xóm hay người con trai cùng sống trong
túp lều, hành hạ hay chăm sóc; nhưng là một thứ bỏ đi, và người ta ứng xử với
bà như vậy; thỉnh thoảng, được người ta ném cho một con cá”.
Sự cùng khổ là một yếu tố quyết định khi tới điểm đỉnh: nó bóp nghẹt tình
cảm. Người Xiriono sống trong rừng Bolivia, không bao giờ giết những đứa con
sơ sinh, mặc dù nhiều đứa bị vẹo chân; họ thương yêu con cái và được chúng
yêu thương trở lại. Nhưng bộ tộc nửa du canh này thường xuyên bị đói. Họ sống
ở trạng thái man rợ, hầu như trần truồng, không trang sức, không dụng cụ; họ
ngủ trên võng, chế tạo cung nỏ, không có xuồng và chỉ đi bộ. Thậm chí không
biết nhóm lửa: họ mang lửa theo người. Không có gia súc. Mùa mưa, trú ngụ
trong những túp lều bụi bặm; trồng một vài thứ cây, nhưng chủ yếu ăn rau rừng
và trái cây rừng. Mùa khô, họ đánh cá và săn bắt. Họ không có huyền thoại,
không có ma thuật; không biết đếm và tính thời gian. Không có tổ chức xã hội
và chính trị; không ai xử kiện. Họ cãi vã nhau dữ dội về những vấn đề lương