TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 46

cứu giúp họ thì người đó bị chế giễu và ngăn cản. Nói chung, họ muốn được giết
chết một cách trọng thể. Người ta tổ chức một buổi lễ, hát một điệu hát tang lễ,
nhảy múa, rồi lại hát, và người con trai giết ông bố bằng một nhát rìu.

Các nhà dân tộc học sẵn sàng cho rằng người già dễ dàng nhẫn nhục chấp

nhận cái chết mình phải chịu: đó là tập tục, con cái họ không thể hành động khác
đi; có thể chính bản thân họ ngày trước đã giết chết bố mẹ họ và thậm chí họ
cảm thấy có vinh dự vì buổi lễ diễn ra là vì họ. Trong chừng mực nào niềm lạc
quan ấy có cơ sở? Thật khó biết. Rất hiếm tư liệu vì câu hỏi này. Tôi bắt gặp hai
tư liệu. Tư liệu thứ nhất là cuốn tiểu thuyết Narayama rất hay của Nhật Bản,
trong đó, dựa theo những sự kiện có thực, Fukasawa gợi lên cái chết của một bà
già. Ở một số vùng hẻo lánh của Nhật Bản, và cho tới một thời kỳ gần đây, làng
mạc nghèo đói tới mức người ta buộc phải hy sinh người già: người ta chở họ tới
những ngọn núi mệnh danh là “núi chết” và bỏ họ lại ở đấy.

Vào đầu cuốn truyện, O’Rin, một bà già gần bảy mươi, có đức tính hy sinh và

thành kính mẫu mực và được người con trai là Tappei yêu thương, bỗng nghe
hát trên đường phố bài hát Narayama

[28]

; theo bài hát, khi ba năm trôi qua,

người ta già đi ba tuổi: như vậy, để cho người già hiểu rằng thời kỳ “hành
hương” đã tới gần. Đêm trước ngày lễ Người chết, những người phải “đi lên
núi” triệu tập những người làng đã đưa cha mẹ lên đấy; đó là ngày lễ lớn duy
nhất trong năm, người ta ăn gạo trắng, thứ lương thực quý nhất, người ta uống
rượu gạo. O’Rin quyết định tổ chức buổi lễ ngay trong năm nay. Mọi thứ đã
được chuẩn bị đầy đủ: vả lại, con trai của bà tục huyền: sẽ có một người đàn bà
chăm sóc việc nhà. Bà còn khỏe mạnh, còn lao động, vẫn giữ nguyên hai hàm
răng: đó chính là niềm băn khoăn của bà; ở một làng thiếu lương thực, mà ở cái
tuổi bà, còn nhai ngấu nghiến được bất cứ cái gì thì thật là xấu hổ. Một đứa cháu
nội sáng tác một bài hát chế giễu bà, gọi bà là bà già ba mươi ba răng, và mọi
đứa trẻ đều ngâm nga bài hát. Bà dùng đá đập gãy được hai chiếc răng, nhưng
những lời chế giễu vẫn tiếp diễn. Đứa cháu nội lớn nhất cưới vợ: giờ đây, khi đã
có hai thiếu phụ trong nhà, bà cảm thấy mình vô tích sự và càng ngày càng nghĩ
tới một buổi hành hương. Con trai và con dâu bà khóc lóc khi được bà cho biết
quyết định của mình. Buổi lễ diễn ra. Bà hy vọng tuyết sẽ rơi: có nghĩa là bà sẽ
được nhiệt tình đón tiếp ở thế giới bên kia. Lúc rạng đông, bà ngồi trên một tấm
ván để Pappei cõng trên lưng. Theo tục lệ, họ lén lút rời khỏi làng và không còn
nói với nhau nửa lời. Hai mẹ con leo lên núi. Lên gần tới đỉnh núi, họ trông thấy
phía chân núi những xác chết và các bộ xương người. Đàn quạ lượn lờ xung

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.