xử lễ phép với họ, nhưng coi họ là một gánh nặng. Thái độ của người ta giống
nhau đối với cả hai giới nam, nữ. G.Gorer, người từng sống ít lâu trong vùng
người Lepcha, kể lại rằng người ta giới thiệu với ông một ông già rất thành kính,
nhưng bị khinh miệt vì không biết đọc; ông cụ không có con, người đầy mụn
nhọt. Mọi người chế giễu ông, bảo ông chết đi còn hơn: “Sao ông không chết đi
trong lúc người Âu có mặt tại đây, để họ có thể dự đám tang ông?” Trong xã hội
này, chỗ dựa duy nhất của người già, là tình thương yêu của con cái; tự thân họ,
họ chẳng có một giá trị nào.
Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp ở hạng cao nhất hay thấp nhất của thang
bậc xã hội. Cái đó tùy thuộc vào năng lực và tài sản của họ. Một ví dụ nổi bật về
phân biệt đối xử theo của cải, là trường hợp người Thái. Đó là những tín đồ Phật
giáo sống ở biên giới Vân Nam. Họ chia đời người thành bốn thời kỳ; mỗi lần
chuyển thời kỳ được đánh dấu bằng một buổi lễ tôn giáo. Muốn đạt đến thời kỳ
thứ tư, sau khi đã nuôi dạy xong con cái, người ta phải tổ chức một đại lễ, kéo
dài, kèm theo hát, múa, trò chơi, lễ rước, lễ hiến tế và kéo dài chí ít cũng ba
ngày. Tổ chức lễ cực kỳ tốn kém, chỉ có người giàu mới có thể đài thọ nổi. Nếu
có điều kiện, họ không những chỉ tổ chức một mà nhiều lần, và uy tín của họ
ngày một tăng thêm.
Có những xã hội phồn vinh và cân bằng, trong đó tuổi tác không đánh dấu
một sự suy sụp, nhưng cũng không phải là một nguồn uy tín. Chúng ta sẽ xem
xét qua ba trường hợp rất khác nhau sau đây.
Người Cuna, khoảng 25.000 người, sống ở Panama, dọc bờ biển và trên quần
đảo Đại Tây dương, với khí hậu ôn hòa, tuy đôi khi làng mạc bị sóng thần quét.
Họ đi lại trong rừng nguyên sinh bằng xuồng. Sức khỏe rất tốt, nhiều người sống
đến trăm tuổi. Họ ở trong làng mạc và lao động theo nhóm; phụ nữ lao động ở
nhà và ngoài đồng; đàn ông săn bắt, đánh cá, đốn cây; mùa màng tươi tốt: ngô,
chuối, dừa, được đưa ra thị trường. Phụ nữ giữ tiền bạc; và cùng với những thứ
khác, đàn ông có thể mua xuồng máy. Phụ nữ và trẻ em ăn mặc đẹp; nam giới
trang phục theo kiểu châu Âu. Mọi người đều rất chải chuốt, thường tắm rửa;
nhà cửa, đường phố rất sạch. Nền văn hóa của họ khá tiến bộ: những lời ca, một
hệ thống tính toán, hai ngôn ngữ thần bí dành cho thủ lĩnh và thầy pháp, một chữ
viết manh nha. Tôn giáo thô sơ: người ta chỉ thờ phụng những thánh thần và
vong linh gắn liền với sức khỏe cơ thể. Thầy pháp và thầy thuốc chữa bệnh. Các
gia đình được tập hợp thành một nhóm theo chế độ ở rể (matrilocal), đứng đầu
là chồng của người chị cả. Họ đông con. Nhờ sức khỏe tốt, người già và thậm