TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 66

được chính thức thừa nhận một quy chế. Còn trong các bộ lạc du mục - cũng
như trong các xã hội công nghiệp của chúng ta - quy chế của người già thì tùy
tiện, khác nhau giữa nhóm này với nhóm khác và ngay cả trong lòng một nhóm.

***

Vì vậy, không nên đơn giản hóa khi bàn về đời sống của người già trong xã

hội nguyên thủy. Không phải là đâu đâu họ cũng đều không có nơi nương tựa;
nhưng xây dựng một hình ảnh lý tưởng về số phận của họ cũng không đúng. Nó
được quy định bởi những yếu tố chúng tôi đã lướt qua, và giờ đây, chúng ta phải
tìm ra vai trò và những mối quan hệ của chúng.

Rõ ràng là người già có cơ may sống sót trong những xã hội giàu có, hơn là

trong những xã hội nghèo đói, ở những người định cư, hơn là ở những người du
mục. Đối với người định cư, chỉ đặt ra vấn đề nuôi dưỡng; đối với người du cư,
lại có thêm vấn đề vận chuyển, khó khăn hơn. Dù có ít nhiều thoải mái, thì cũng
phải trả giá bằng những sự chuyển dịch liên tục: người già không thể đi theo và
bị bỏ rơi. Xã hội nông nghiệp có thể đủ phong tục để nuôi họ. Nhưng hoàn cảnh
kinh tế không mang tính chất quyết định tuyệt đối: nói chung, vấn đề là ở chỗ
lựa chọn của xã hội, và sự lựa chọn này có thể chịu ảnh hưởng của nhiều hoàn
cành. Sự thật là mặc dù đời sống khó khăn, người Chukchee ở nội địa vẫn thu
xếp đưa người già đi theo khi di chuyển. Trái lại, có những xã hội nông nghiệp
bỏ mặc người già chết đói, tuy không phải là những xã hội khốn cùng nhất.

Có thể giả định rằng trong những xã hội bất hạnh, ma thuật và tôn giáo can

thiệp để ủng hộ người già. Nhưng không. Chính vì sống trong cảnh bức bách mà
những xã hội ấy hầu như không theo một nền tôn giáo nào. Ở đấy, ma thuật
không phải là một “sự hiểu biết sự vật”, mà là một tập hợp những công thức
trong tay các pháp sư. Những pháp sư già cả được kính trọng, nhưng bản thân
tuổi già không tạo nên quyền lực ma thuật. Cũng có khi tôn giáo tồn tại, nhưng
nó xác nhận và thần thánh hóa tập tục do nhu cầu áp đặt; cùng một lúc, cộng
đồng thiết lập những phong tục cần thiết cho sự sống còn của mình và xác nhận
chúng về mặt ý thức hệ: chúng ta đã thấy một ví dụ ở người Nartơ; trong
Narayama, O’Rin muốn tuân theo ý chí thần thánh.

Một sự bảo vệ hữu hiệu hơn, là sự bảo vệ mà tình yêu thương của con cái đảm

bảo đối với bố mẹ già. Roheim nhấn mạnh sự tương ứng giữa hạnh phúc tuổi thơ
và hạnh phúc tuổi già. Chúng ta biết cách thức một đứa trẻ được đối xử quan
trọng như thế nào trong quá trình phát triển nhân cách của nó về sau. Thiếu thốn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.