TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 68

vui vẻ: tôi đã nêu lên những bằng chứng về mặt văn học cho phép nghi ngờ điều
đó.

Khi một xã hội được hưởng một phạm vi an toàn nhất định, chúng ta có thể

giả định một cách tiên quyết rằng xã hội ấy nuôi dưỡng người già: người trưởng
thành làm như vậy chính vì tương lai của bản thân mình. Sự liên kết các hoàn
cảnh thay vì việc tạo nên một cái vòng luẩn quẩn chỉ có lợi: trẻ em được đối xử
tử tế và sẽ đối xử tử tế đối với bố mẹ; một chế độ ăn uống và vệ sinh thích hợp
sẽ bảo vệ cá nhân chống tình trạng sớm lão suy. Văn hóa phát triển và nhờ đó,
người già có thể có ảnh hưởng lớn. Lúc đó, ma quái là một hệ thống tư tưởng
dịch lại gần một ngành khoa học.

Người nguyên thủy thừa nhận một “thiên hướng ma thuật” ở những cá nhân

có một nét riêng biệt nào làm nổi bật: những người tàn tật, những kẻ phạm tội,
v.v... Tuổi già cũng là một loại riêng biệt. Nhưng chủ yếu qua ký ức, người già tỏ
ra là cần thiết trong lĩnh vực này; sự kiện được soi sáng khá rõ qua giai thoại văn
thoại tôi đã nêu ở phần trên: nếu không có truyền thống thì tập thể không thể
hoạt động. Những hoạt động này đòi hỏi chẳng những kỹ thuật mà người lớn có
thể tái sáng tạo: chúng phải tuân thủ những quy định về nghi thức không nằm
trong sự vật hiện tại mà do quá khứ áp đặt và chỉ có người già biết được. Với
những thân cây, bao giờ người ta cũng có thể xây dựng: nhưng nếu không sắp
đặt chúng theo một cách nào đó, do thực tiễn chỉ ra, thì người ta sẽ làm nổ ra
những tai họa. Không thể bắn những mũi tên có hiệu quả nếu không biết những
lời phù chú dẫn chúng tới đích. Chính người già nắm bí quyết ấy và chỉ thổ lộ ra
một cách thận trọng; chúng ta đã thấy người già trong bộ lạc Lele chú ý ra sao
để người ta cần tới họ: chỉ mãi về sau, họ mới truyền thụ tri thức của mình.

Vừa cần thiết, những người già lại vừa nguy hiểm vì có thể sử dụng tri thức

của mình có lợi cho mình. Tính hai mặt của họ còn một nguyên nhân khác: vì
gần gũi cõi chết, họ cũng gần gũi thế giới siêu nhiên. Về điểm này, tư tưởng
người nguyên thủy không dứt khoát. Trừ cái chết của trẻ em rất nhỏ tuổi, họ
không bao giờ cho cái chết là tự nhiên. Thậm chí, khi đã rất già, cái chết cũng do
bùa ngải gây nên

[40]

. Nhưng họ hoàn toàn biết rằng chẳng bao lâu nữa người già

sẽ chết, nên có người gọi họ là một “người hầu như đã chết”. Họ đã thoát khỏi
cuộc sống con người: họ là một con ma “lơ lửng” (en sursis) và được “miễn dịch
(immunise) chống lại ma quái. Mối quan hệ với người tiền nhân quá cố được
quan niệm theo tính hai chiều: trong nhiều xã hội, đó là vị tổ tiên muốn có hạnh
phúc cho hậu duệ. Trong mọi xã hội, đó là con ma, và với tư cách ấy, bị người ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.