TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 73

đảm bảo tuổi già cho họ. Vấn đề được xem xét không phải chỉ là hoàn cảnh vật
chất của họ mà còn là giá trị được thừa nhận đối với họ: họ có thể được đối xử
tốt nhưng bị khinh miệt, hay được đối xử tốt và tôn kính hay khiếp hãi. Quy chế
này phụ thuộc vào mục đích của tập thể. Tôi đã nói là từ suy tàn chỉ có ý nghĩa
trong sự so sánh với một mục đích nhất định mà người ta dịch lại gần hay lánh
xa ra. Nếu một nhóm chỉ tìm cách sống sót từng ngày một và trở nên một miệng
ăn vô ích, thì tức là suy tàn. Nhưng nếu gắn bó một cách huyền bí với tổ tiên,
nhóm mong ước một sự trường tồn về tinh thần, thì nhóm đó hiện thân trong
người già, vừa thuộc vào quá khứ vừa thuộc vào thế giới bên kia; lúc ấy, thậm
chí sự suy sụp lớn nhất về thể chất cũng có thể coi là tuyệt đỉnh của cuộc đời.
Thông thường nhất, cực điểm ấy nằm ở lớp tuổi “mái tóc hoa râm” và sự già lão
được coi là một cảnh suy tàn; nhưng không phải bao giờ cũng vậy.

Chính ý nghĩa con người dành cho cuộc sống, chính hệ thống tổng hợp giá trị

của họ xác định ý nghĩa và giá trị của tuổi già. Và ngược lại: qua cách ứng xử
với người già, một xã hội bộc lộ ra rõ rệt sự thật - thường được ngụy trang kỹ
lưỡng - về các nguyên tắc và mục đích của mình.

Những giải pháp thực tiễn của người nguyên thủy trong những vấn đề do

người già đặt ra cho họ rất khác nhau: người già bị giết, bị để chết, hay được
dành một mức sống tối thiểu, được bảo đảm một cuộc sống cuối đời đầy đủ,
hoặc thậm chí được kính trọng, tôn vinh. Chúng ta sẽ thấy là các dân tộc được
gọi là văn minh cũng ứng xử như vậy đối với người già; duy chỉ có việc sát hại
là bị cấm, nếu không phải là ngụy trang.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.