TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 74

CHƯƠNG BA

TUỔI GIÀ TRONG CÁC XÃ HỘI NGÀY XƯA

N

ghiên cứu cuộc sống người già qua các thời kỳ không phải là một công

việc dễ dàng. Những tư liệu chúng tôi có trong tay ít khi đề cập tới: người ta
ghép họ vào người lớn nói chung. Từ huyền thoại, văn học, tranh ảnh, toát lên
một hình ảnh nhất định về tuổi già, khác nhau theo thời gian và không gian.
Nhưng hình ảnh ấy có quan hệ gì với hiện thực? Khó có thể xác định được. Đó
là một hình ảnh bấp bênh, rối rắm, mâu thuẫn nhau, từ tuổi già có hai nghĩa rất
khác nhau. Đó là một phạm trù xã hội nhất định, được đánh giá ít nhiều khác
nhau tùy theo hoàn cảnh. Và đối với mỗi cá nhân, đó là một số phận riêng biệt,
số phận của cá nhân ấy. Quan điểm thứ nhất của các nhà làm luật, các nhà đạo
đức học; quan điểm thứ hai là của các nhà thơ; thông thường, họ đối lập nhau
một cách triệt để. Nhà đạo đức học và nhà thơ bao giờ cũng thuộc những giai
tầng được ưu đãi và đó là một trong những lý do làm tiếng nói của họ mất một
phần lớn giá trị: bao giờ họ cũng chỉ nói một sự thật không đầy đủ, và thông
thường họ nói dối. Tuy nhiên, nhà thơ vì bộc trực hơn nên thành thực hơn. Các
nhà tư tưởng thì cố tạo cho mình những quan niệm về tuổi già phù hợp với
quyền lợi của giai cấp mình.

Một nhận xét thứ hai được đặt ra ngay lập tức: ấy là không thể viết một cuốn

lịch sử về tuổi già. LỊCH SỬ bao hàm một tính nhân quả nhất định. Nguyên
nhân gây nên một hệ quả nào đấy, ngược lại, được hệ quả làm biến đổi. Sự thống
nhất lịch đại (unité diachronique) phát triển qua mối liên kết này có một ý nghĩa
nhất định. Cùng lắm chỉ có thể nói về lịch sử giới nữ vì phụ nữ đã từng là biểu
tượng và là điểm xuất phát của những cuộc xung đột của nam giới: chẳng hạn,
giữa gia đình nhà vợ và gia đình nhà chồng. Trong cuộc sống loài người, phụ nữ
chưa bao giờ là chủ thể, nhưng chí ít cũng là nguyên cớ và động lực; cuộc sống
của họ chuyển biến theo một đường biểu diễn thất thường nhưng có ý nghĩa.
Người già, với tư cách phạm trù xã hội, chưa bao giờ can thiệp vào dòng chảy
của cuộc đời

[42]

. Chừng nào còn có hiệu lực, người già vẫn hội nhập với tập thể

và không phân biệt với tập thể: đó là một người đàn ông cao tuổi. Khi không còn
năng lực nữa, người già xuất hiện như một người khác; lúc đó, triệt để hơn phụ
nữ, họ trở thành một khách thể đơn thuần; phụ nữ thì cần thiết cho xã hội; còn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.