TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 76

Trái lại, vị trí của nam giới thay đổi theo thời gian; chàng trai trở thành một
người trưởng thành, một công dân, và người trưởng thành trở thành một ông già.
Đàn ông tạo thành một lớp tuổi mà ranh giới tự nhiên không rõ ràng, nhưng xã
hội vẫn có thể quy định những giới hạn cụ thể, như định tuổi nghỉ hưu ngày nay.
Chuyển từ lớp tuổi này qua lớp tuổi khác có thể tạo nên một sự tăng tiến hay
một sự suy sụt.

Dân tộc học cũng như sinh học chỉ ra rằng phần đóng góp tích cực của người

cao tuổi cho tập thể, chính là ký ức và kinh nghiệm của họ. Cái họ thiếu là sức
lực và sức khỏe, và khả năng thích ứng với cái mới, và do vậy, tất yếu là khả
năng sáng tạo. Có thể giả định một cách tiên nghiệm rằng trong các xã hội có tổ
chức vững mạnh, lớp người trưởng thành dựa vào họ. Còn trong những xã hội bị
phân chia, trong những thời kỳ nhiễu nhương hay cách mạng, lớp trẻ chiếm ưu
thế. Vai trò người cao tuổi trong đời sống riêng trong gia đình phản ánh vai trò
Nhà nước gửi gắm ở họ. Nghiên cứu cuộc sống người già qua thời gian, chúng
ta thấy sơ đồ ấy được khẳng định.

Trong những trang sách dưới đây, tôi tập trung nghiên cứu xã hội phương Tây.

Nhưng có một ngoại lệ được đặt ra là: Trung Quốc, vì điều kiện đặc biệt ưu đãi
dành cho người già.

Không ở một nước nào, nền văn minh trải qua các thế kỷ mang tính chất tĩnh

tại và cũng có tôn ti trật tự mạnh mẽ như ở Trung Quốc. Đấy là một nền văn
minh lấy trị thủy làm gốc, đòi hỏi một chế độ tập quyền và chuyên chế; do
những điều kiện kinh tế và địa lý, vấn đề đối với nhân dân, không phải là tiến
triển, mà là sống sót; chính quyền lo duy trì những gì đã có từ trước. Bộ máy
Nhà nước bao gồm những nhà nho mà trình độ và trách nhiệm tăng theo năm
tháng: trên thượng đỉnh, mặc nhiên là những người lâu năm nhất. Quan điểm tối
thượng này được phản ánh trong lòng gia đình. Sau khi giải quyết nghiêm ngặt
quan hệ người dưới đối với người trên, Khổng Tử xây dựng theo hình ảnh tập
thể thế giới vi mô mà ông lấy làm nền tảng cho tập thể tức là: gia đình. Cả nhà
phải vâng lời người đàn ông cao tuổi nhất. Không có chuyện tranh cãi thực tế về
đặc quyền tinh thần của người đó, vì nền nông nghiệp thâm canh ở Trung Quốc
đòi hỏi kinh nghiệm nhiều hơn sức lực. Tập tục không đưa vào gia đình một
nguyên tắc đối kháng nào vì vợ phải nghe lời chồng và không có phương sách
nào chống lại. Cha có quyền sống, chết đối với con cái và thường giết chết con
gái lúc sơ sinh; hoặc về sau, bán con gái làm nô lệ. Con trai phải vâng lời bố; em
phải vâng lời anh. Hôn nhân bị áp đặt cho thanh niên; họ thành vợ thành chồng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.