TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 77

mà trước đó chưa hề gặp mặt nhau bao giờ. Quyền uy của người gia trưởng
không giảm sút theo tuổi tác. Tuy bị áp chế thô bạo, phụ nữ cũng lợi dụng ảnh
hưởng của tuổi tác: quy chế của bà già cao hơn nhiều quy chế của lớp trẻ thuộc
cả hai giới nam, nữ; họ phụ trách việc giáo dục các cháu và thường ứng xử rất
nghiêm khắc đối với chúng. Và họ đổ lên đầu con dâu sự áp bức mình từng phải
chịu đối với mẹ chồng trước kia. Lòng tôn kính vượt ra ngoài giới hạn của gia
đình, đến với một người cao tuổi: người ta thường nói mình nhiều tuổi hơn so
với sự thật để được kính trọng. Kỷ niệm tuổi ngũ tuần là một cái mốc trong cuộc
đời một con người. Nhưng sau tuổi 70, đàn ông từ bỏ hết mọi chức vụ để chuẩn
bị cho cái chết. Tuy vẫn giữ nguyên quyền lực, họ để cho con trai cả quyền quản
lý gia đình. Người ta tôn kính ở họ vị tổ tiên mà chẳng bao lâu nữa người ta sẽ
thờ phụng. Uy quyền này của người già được lớp trẻ chấp nhận một cách nhẫn
nhục hay tuyệt vọng - như văn học, đặc biệt là những vở ca kịch ngày trước nêu
rõ - vì không có cách nào thoát khỏi nó, trừ phi hành động tự sát, thường xảy ra
đối với các thiếu phụ. Khổng Tử xác nhận quyền uy ấy về mặt tinh thần bằng
cách đồng hóa tuổi già với việc hiểu biết đạo lý: “15 tuổi, tôi chăm lo học tập
đạo lý; 30 tuổi, tôi vững tâm trong rèn luyện; 40 tuổi, tôi không còn gì để hoài
nghi nữa; đến tuổi 60, không có gì trong thiên hạ có thể làm tôi khó chịu; tuổi
70, tôi có thể nghe theo dục vọng của lòng mình mà không vi phạm đạo lý”.

Sự thực, những người rất già không nhiều, vì hoàn cảnh không thuận lợi cho

sự trường thọ. Theo đạo Lão, trường thọ xuất hiện tự thân như một đức độ. Theo
giáo huấn của Lão Tử, tuổi 60 là tuổi con người có thể thoát khỏi cơ thể mình
bằng xuất thần nhập định (extase) và trở thành một vị thánh. Theo đạo Lão mới
của Trung Quốc, mục đích tối cao của con người là tìm kiếm “tuổi thọ”. Tất cả
các ông tổ của Lão giáo đều nói tới nó. Đây là một quy tắc hầu như mang tính
dân tộc. Bằng tu luyện khổ hạnh và xuất thần nhập định, có thể đạt tới một tinh
thần thánh thiện bảo vệ người ta chống lại cả cái chết. Tinh thần thánh thiện,
chính là nghệ thuật không chết, là sự sở hữu tuyệt đối cuộc sống. Vì vậy, tuổi già
là cuộc sống dưới hình thái cao nhất của nó. Người ta hình dung nếu tồn tại
tương đối lâu dài, tuổi già sẽ kết thúc bằng hiện tượng phong thần (apothéose).
Trang Tử gợi lại những tín ngưỡng ngày trước, khi kể lại rằng “mệt mỏi về trần
thế sau một nghìn năm của cuộc sống, những con người cao siêu nâng mình lên
hàng những bậc thần”.

Trong văn học Trung Quốc, có thể lớp trẻ phàn nàn về ách áp bức mà họ là

nạn nhân. Nhưng không bao giờ tuổi già bị tố cáo như một tai họa. Trái lại, ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.