Burckhart nhận xét ở người Hy Lạp “tuổi già chiếm một vị trí rất đặc biệt
trong toàn bộ những lời than phiền do cuộc đời trần thế gây nên”. Ở xứ Ionie
thịnh hành chủ nghĩa hoan lạc; khoảng năm 630 trước CN, Mimnerme, giáo sĩ ở
Colophos, nói lên tình cảm của đồng bào mình; ông ca ngợi thú vui, tuổi trẻ, tình
yêu; và ghét tuổi già: “Còn gì là cuộc đời, là lạc thú nếu không có Aphrodite
(Nữ thần Ái tình)”. Ông thương hại Tithon: “Tội nghiệp! Thánh thần đã giáng
xuống ông ta một tai họa chết người!” Ông không ngớt nhắc đi nhắc lại là ông
muốn chết hơn là già lão. “Tựa những chiếc lá mùa xuân làm nảy nở dưới ánh
mặt trời, trong một thoáng, chúng ta hưởng hoa trái của tuổi thanh xuân, và
chẳng bao lâu các Nữ thần chốn Ma vương (Parques) bao vây chúng ta, người
này mang tới tuổi già đau đớn, người kia mang tới cái chết. Hoa trái tuổi thanh
xuân sớm thối ruỗng: nó chỉ tồn tại không lâu bằng cả ánh sáng ban ngày. Và hết
thời gian ấy, cuộc sống trở nên tồi tệ hơn cái chết. Con người vốn đẹp trai ngày
trước khiến cả con cái lẫn bạn bè thương hại khi hết tuổi thanh xuân. Ông còn
nói: “Khi không còn tuổi thanh xuân, thì thà chết đi hơn là sống. Vì nhiều tai
họa xâm chiếm tâm hồn con người: gia đình tan vỡ, khổ ải, con cái chết, tàn tật;
không một ai mà thần Zeus không trút xuống vô số tai họa”. Và còn nữa: “Một
khi tuổi già đau đớn đến, làm con người trở nên xấu xí và vô tích sự thì những
luồng suy nghĩ độc ác không rời con tim nữa và ánh nắng mặt trời không hề sưởi
ấm con người. Ông ta ghét trẻ em và bị phụ nữ khinh miệt. Zeus mang tới cho
con người cảnh già lão chồng chất đau khổ như thế đấy”. Ông ước mong không
sống già: “Mong sao, không bệnh tật và cũng chẳng phiền muộn, đến tuổi 60, tôi
được gặp nữ thần Parque và cái chết”. Archiloque, giáo sĩ ở Thasos, thì nêu lên
một chủ đề về sau được khai thác qua nhiều thế kỷ: là một người tình giận
dỗi
, ông tiên đoán cho người đẹp tàn ác sự suy sụp mai sau: “Làn da mi sẽ
khô héo và tuổi già buồn bã sẽ xới lên đấy những vết nhăn”. Théognis de Méare
than thân trách phận: “Khốn khổ cho ta! Khốn khổ! Ôi tuổi thanh xuân! Ôi tuổi
già làm biến chất tất cả! Tuổi già lại gần; tuổi trẻ quay đi”. Cũng như Mimnerve,
Anacréon, quê hương cũng ở xứ Ionie, vào thế kỷ VI, ca ngợi tình yêu, lạc thú,
rượu vang và phụ nữ; già lão, là mất đi tất cả những gì tạo nên cái êm đềm của
cuộc sống; ông đau đớn miêu tả hình bóng mình trong gương: mái tóc tàn úa,
thái dương xám xịt, đôi hàm lòi chân răng, và ông rên rỉ về cái chết sắp tới của
mình. Niềm lạc quan của Pindare có vẻ kinh viện hơn. Ông từng lạc quan suốt
đời. Là người xứ Thèbes trong thời kỳ chiến tranh ở Salamine, ông chủ trương
hợp tác; về sau, ông ca ngợi công cuộc giải phóng tổ quốc. Giàu có, nổi danh,
ông đánh giá rất cao bản thân mình và thích khêu gợi sự đố kỵ hơn là lòng trắc