“Không phải tất cả đều đáng ghét ở tuổi già,
Hỡi con trai ta, Etéocle
Kinh nghiệm nói lên điều ta muốn nói
Điều khôn ngoan hơn điều của lớp trẻ ấy mà”.
Quả là bà có những lời khuyên nhủ đúng mức nhưng không được nghe theo.
Nhưng Euripide thiên về cái nhìn bi quan đối với tuổi già. Một giọng than thở
cất lên tựa một bản hợp xướng:
“Những người già chúng ta chỉ như một lũ cừu, một ảo ảnh; chúng ta loăng
quăng như những bóng hình trong mộng, không còn lý trí, dù cứ ngỡ mình
thông minh đến mấy”.
Trong bi kịch, người già là chủ thể: họ thế nào thì được giới thiệu thế ấy. Khi
hài kịch nảy nở với Aristophane năm mươi năm sau Euripide, thì người già xuất
hiện với tư cách khách thể. Công chúng Athènes tiếp tục xúc động trước cái vĩ
đại của OEdipe và Hécube; nhưng họ vui cười sảng khoái trước cảnh tượng
những ông già nực cười.
Trong hài kịch, Aristophane bảo vệ những chủ đề chính trị và đạo lý. Athènes
lúc ấy dưới quyền cai trị của Cléon, một nhà mỵ dân chống ảnh hưởng của các
tầng lớp trên và theo đuổi một đường lối hiếu chiến. Tôn trọng giới quý tộc và
gắn bó với truyền thống xưa, Aristophane căm ghét Cléon và tất cả những sự đổi
mới ông ta đưa vào đô thành; óc đảng phái, những sự tố cáo, kiện tụng, chiến
tranh và cả triết học. Tuổi già chỉ giữ một vai trò thứ yếu trong những mánh
khóe nhằm mục đích tố cáo những khuyết tật của thời đại. Vì vậy, thái độ của
ông đối với các nhân vật có tuổi của mình là thất thường.
Là người bảo thủ, ông đòi hỏi phải tôn trọng họ. Trong vở Les Acharniens,
tuy không che giấu sự suy sụt của họ, ông vẫn đứng về phía người già chống lại
lớp trẻ: người ta phải đối xử công bằng đối với họ nhân danh công ơn của họ đối
với Nhà nước cộng hòa. Ông để họ nói: “Chúng tôi, những bô lão, tổ tiên, chúng
tôi cần phàn nàn về những người đồng loại. Chẳng những không được ứng xử và
tưởng lệ xứng đáng với những chiến công trong những cuộc thủy chiến, chúng
tôi lại còn phải chịu một số phận khốn khổ. Các người lôi kéo tuổi già chúng tôi
ra trước tòa án; các người cho phép những kẻ hùng biện nhãi con chế giễu chúng
tôi, trong lúc chúng tôi không còn giá trị gì nữa hết với cảnh điếc lác và nói năng
lập cập của mình... Tuổi già lẩm cẩm, chúng tôi đứng trước bàn đá mà không hề